hn4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com
Full version available at http://4u.jcisio.com/p/story/pt-165.htm

Erich Maria Remarque

Bản du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống

Thứ ba, 13/5/2003, 08:33 GMT+7

Bản du ca cuối cùng... (phần 5)

Erich Maria Remarque

Steiner mở vali ra. Một lô cuồn chỉ màu rơi ra. Lẫn lộn trong các cuồn chỉ là một mớ dây giày gói ghém cẩn thận. Tiếp theo là một bộ quần áo, một đôi giày, một quyển kinh hébreu, một túi da nhỏ bên trong có ít tiền, hai xâu bùa và một chiếc áo choàng trắng để mặc trong lúc cầu nguyện.

Steiner nhìn lên:

- Qúa ít đối với một kiếp sống, phải không Thérèse?

- Nhiều người còn tệ hại hơn.

- Chí lý.

Steiner lật quyển kinh và bắt gặp mảnh giấy nhét bên trong bìa sách. Steiner cẩn thận rút mảnh giấy nhét bên trong bìa sách. Steiner cẩn thận rút mảnh giấy ra. Trên giấy có ghi một địa chỉ.

- Tốt lắm. Tôi sẽ tới đó. Cám ơn Thérèse. Tối nay tôi về trễ. Tốt hơn hết là cho tôi một chỗ ở tầng dưới, sát với sân. Như vậy, khi cần tôi có thể biến thật nhanh.

Bà chủ trọ toan phản đối nhưng Steiner đưa tay lên chận lại:

- Không. Không, Thérèse. Nếu cửa nhà trọ không mở tôi sẽ làm náo loạn cả Cảnh sát thành Vienne. Nhưng tôi tin là cửa mở. Cung cấp chỗ trú ngụ cho những người mất quê hương là một giáo điều của Đức Chúa Trời. Làm như thế, khi về thế giới bên kia, bà sẽ được khen tặng luôn mười thế kỷ. Xin gửi lại bao đồ.

Anh ta bước ra, biết là có nói thêm nữa thì cũng tới chừng ấy thôi và anh còn hiểu rằng đối với những người thật sự văn minh thì gởi lại đồ cũng là một cách trao tín vật, một lời giao ước. Bao đồ bây giờ đã biến thành một biên lai ở trọ với sự hiện diện câm lặng của nó.

Steiner tới quán Sperler, định gặp người Nga Tchernikoff. Trong lúc bị giam chung hai người hứa hẹn với nhau là một hay hai ngày sau khi Steiner được trả tự do, cả hai sẽ đến quán nầy để đợi nhau. Về kinh nghiệm mất quê hương, người Nga hơn những người Đức thời Hitler đến mười lăm năm. Tchernikoff đã hứa với Steiner là sẽ cố gắng tìm xem tổ chức nào tại Vienne có bán giấy tờ giả cho những di dân.

Steiner ngồi vào bàn. Anh ta muốn gọi thức uống nhưng không một gã hầu bàn nào chú ý tới việc hỏi khách. Quán không có tục lệ bắt buộc khách phải uống vì phần đông những người vào đây đều chẳng có bao nhiêu tiền.

Quán Sperler gần giống như các lều bán thức ăn trong những trại giam tạm cư. Nhiều người ngồi trên ghế dài hay ghế đẩu ngủ gà, ngủ gật, một số khác ngồi phệt dưới đất lưng dựa vào tường. Họ lợi dụng thời gian trước giờ trước đóng cửa, vào đây ngủ khỏi trả tiền. Từ năm giờ sáng đến mười hai giờ trưa, họ lang thang trên đường phố chờ quán mở cửa. Hầu hết những người nầy đều thuộc thành phần trí thức.

Một người mặt tròn đầy ngồi cạnh, mặc áo carô, nhìn chăm chú Steiner một lúc khá lâu với ánh mắt hau háu. Hắn hỏi Steiner:

- Có gì bán không? Đồ vàng bạc cũ, nữ trang?

Steiner lắc đầu.

- Quần áo? Mền mùng? Giầy vớ?

Steiner lắc đầu:

- Nhẫn cưới?

Steiner trợn mắt:

- Đi ngay, đồ kên kên!

Steiner ghét cay ghét đắng những kẻ chuyên mua rẻ đồ đạc của dân tị nạn để ban lấy lời. Để dằn cơn tức, Steiner gọi một gã hầu bàn:

- Ê, một cognac!

Gã hầu bàn nhìn hắn với vẻ nghi ngại nhưng cũng tới:

- Ông cần một trạng sư? Bữa nay có tới hai người. Trong góc kia là Luật sư Silber của Toà Thượng Thẩm Bá Linh. Tham khảo ý kiến, một Đức kim. Ở bàn tròn bên cửa là ông Epstein, cố vấn Tòa Sơ Thẩm Munich. Tham khảo ý kiến, nửa Đức kim. Theo tôi thì nên hỏi Silber.

- Tôi không cần Luật sư mà là một ly cognac.

Gã hầu bàn che bàn tay sau vành tai:

- Xin lỗi, có phải ông gọi cognac?

- Đúng, và phải là ly lớn.

- Vâng. Xin lỗi, tôi hơi lãng tai. Vả lại, ở đây từ lâu không ai gọi gì khác hơn cà phê.

- Tốt. Vậy cho cognac và tách cà phê.

Gã hầu bàn làm đúng theo lời Steiner nhưng vẫn còn lẩn quẩn bên bàn. Steiner hỏi:

- Gì đây? Muốn xem tôi uống ra sao hả?

- Thưa, phải trả tiền trước.

- A, trả tiền trước… cũng được.

Steiner ném tiền lên bàn. Gã hầu bàn ngập ngừng:

- Ông đưa dư hơi nhiều.

- Còn dư bao nhiêu là phần của cậu.

- Tiền thưởng cho tôi?

Gã hầu bàn liếm môi như vừa được cho uống một ly rượu vang. Gã cảm động:

- Trời! Luôn mấy năm mới được thưởng một lần. Cám ơn ông. Cám ơn ngàn lần.

Vài phút sau, người Nga của Steiner bước vào.

Ông ta nhận ra ngay Steiner, đi thẳng tới:

- Tôi cứ tưởng là bạn không còn ở Vienne, Tchernikoff.

Người Nga cười:

- Với bọn mình thì điều gì có thể đều trở thành không thể có, và ngược lại. tôi vừa có một vài tin tức hữu ích.

Steiner uống cạn tách rượu:

- Nghĩa là có nơi chịu cung cấp giấy tờ?

- Phải. Giấy tờ tốt. Đây là loại giấy tờ tốt hơn tất cả các loại giấy giả mà tôi từng được biết.

- Tôi cần phải thoát ra cảnh nầy nghĩa là rất cần có giấy tờ. Thà bị tù khổ sai vì xài giấy ma còn hơn là lo sợ nơm nớp hằng ngày chưa biết tới chừng nào.

- Tôi vừa ở quán Hallebarde lại. Mấy người lo việc này hiện đang ở đằng đó. Đáng tin cậy. Tuy nhiên rẻ mạt nhứt cũng trị giá tới bốn trăm Đức kim.

- Nhưng với giá đó, mình sẽ được loại giấy gì?

- Giấy thông hành của một người Aùo từ trần. Còn hiệu lực một năm.

- Một năm. Và sau đó?

Tchernikoff nhìn Steiner:

- Mình có thể gia hạn ở một nước khác. Hoặc nhờ một nơi chuyên sửa đổi tháng, năm.

Steiner gật đầu.

- Ngoài ra còn hai giấy thông hành của hai người Đức tị nạn đã chết. Nhưng mỗi tấm phải trả tới tám trăm Đức kim. Muốn có một thông hành hoàn toàn giả ít lắm cũng phải tốn tới một ngàn rưỡi. Loại nầy thì bạn có lẽ không vói tới.

Tchernikoff búng tàn thuốc:

- Trường hợp của bạn không nên quá tin tưởng Hội Quốc Liên. Nhứt là với những người nhập cảnh bất hợp pháp. Nansen, chuyên lo thông hành cho bọn tôi đã chết.

Steiner buông xuôi:

- Bốn trăm Đức kim! Hiện thời tôi chỉ có hai mươi lăm.

- Mình còn có thể trả giá!

- Con số cách biệt vẫn quá xa. Nhưng không sao, tôi phải tìm cách kiếm ra tiền. Quán Hallebarde ở đâu?

Người Nga lấy từ trong túi ra một mảnh giấy:

- Địa chỉ đây. Có ghi cả tên người hầu bàn làm trung gian. Khi cần bạn bảo hắn điện thoại cho những người kia. Mình cho hắn năm Đức kim tiền liên lạc.

- Được, tôi sẽ tùy trường hợp thu xếp.

Steiner cẩn thận cất giấy ghi địa chỉ.

- Cám ơn bạn vô cùng, Tchernikoff.

- Ồ, chẳng có nghĩa gì cả – Người Nga đưa tay lên phản đối – Mình phải giúp nhau trong khả năng. Tình cảnh của bọn mình thì biết đâu người nầy lại không có lúc nhờ tới người kia.

Steiner đứng lên:

- Một ngày nào đó, tôi sẽ gặp bạn tại đây để trả lời.

- Hay lắm. Tôi thường có mặt ở đây vào giờ nầy. Chơi cờ với Vua cờ miền Nam Đức. Ông ta ngồi kia kìa, người tóc quăn. Không bao giờ tôi nghĩ là sẽ có dịp đấu cờ với một nhà vô địch.

Tchernikoff cười:

- Tôi mê chơi cờ lắm.

Steiner đi ra, vấp phải chân một vài người đang ngủ dựa tường, miệng há hốc. Ở bàn ông Cố vấn Tòa Sơ Thẩm Epstein, một mụ Do Thái mặt tròn phệu đang chắp hai tay nhìn ngắm ông ta, như ngưỡng mộ một vị thần. Trước mặt bà ta là nửa đồng Đức kim. Bàn tay trái đầy ông lá của Epstein đang đặt trên bàn giấy như một con nhện to tướng đang rình mồi.  

Ra tới ngoài, Steiner thở mạnh luôn nhiều hơi. Không khí dìu dịu ban đêm khiến hắn ngây ngất sau khi đã ngột ngạt trong gian quán ám khói và buồn thảm. Anh nghĩ, mình phải đi mới xong. Anh nhìn đồng hồ. Hơi muộn. Dầu sao, cũng phải cố tìm gặp tay trùm cờ bạc lận.

Quán cóc mà gã chuyên đánh bạc lận thường lui tới gần như đã trống hẳn. Hai thiếu nữ õng ẹo trên hai chiếc ghế đẩu cao nghệu trông giống như những con kéc.

Steiner hỏi chủ quán:

- Fred có ở đây không?

Người chủ nhìn xoi mói Steiner:

- Fred? Bạn muốn làm gì anh ta?

- Để mời đi lễ, được không?

Người chủ quán suy nghĩ một lúc rồi bảo:

- Fred đi cả tiếng đồng hồ rồi.

- Còn trở lại không?

- Không biết.

- Được. Như vậy, tôi sẽ đợi. Cho một Vodka.

Steiner đợi gần một tiếng đồng hồ. Trong thời gian nầy, anh nhẩm tính tổng quát về tất cả những món mà có thể bán ra tiền. Không quá bảy mươi Đức kim.

Hai cô gái liếc nhìn anh. Họ ngồi đó thêm một lúc rồi õng ẹo đi ra. Người chủ quán ném mấy con xúc xắc ra. Steiner hỏi:

- Mình thử một bàn chớ?

- Cũng được.

Hắn gieo hột và Steiner thắng. Cả hai tiếp tục chơi. Luôn hai lần liên tiếp Steiner đều được bốn con một.

Steiner cười:

- Coi bộ tôi có duyên với số một.

- Chỉ chờ hên vậy thôi. Bạn tuổi gì?

- Không để ý.

- Chắc phải là tuổi Hải sư. Ít ra cũng có mặt trời trong Hải sư. Tôi cũng biết chút ít về chiêm tinh. Một ván nữa, ván chót. Fred không trở lại đâu. Không bao giờ trở lại giờ nầy. Hắn cần ngủ để tay khỏi run.

Người chủ quán gieo mấy con xúc xắc và Steiner lại thắng.

- Đúng chưa, tuổi bạn chắc chắn là Hải sư. Với ảnh hưởng mạnh của Hải vương tinh. Bạn sanh tháng nào?

- Tháng Tám.

- Vậy là chính xác rồi. Năm nay có nhiều may mắn lạ lùng.

- Trong trường hợp đó, tôi sẽ làm chúa tất cả các sư tử trong rừng – Steiner uống cạn ly – Bạn vui lòng bảo với Fred là Steiner có tới đây. Mai, tôi lại tới.

- Được rồi.

Steiner trở về nhà trọ. Đường phố hoàn toàn trống vắng. Trời có nhiều sao và mùi hoa huệ thoảng ra từng đợt từ phía sau các bờ tường. “Trời, Marie, mình không thể xa nhau mãi mãi”.

Kern bước vào một cửa hiệu bán thuốc Tây vì lúc đi qua anh chợt nhận thấy có một số nước hoa bày bán mang nhãn hiệu của xưởng cha anh: hiệu Farr.

Anh cầm chai nước hoa lật qua lật lại xem xét rồi hòi người bán:

- Ông mua thứ nầy ở đâu?

Người bán nhún vai:

- Làm sao nhớ nổi. Chỉ biết từ Đức tới. Mua lâu lắm rồi. Cậu muốn lấy chai nầy?

- Một chai? Không đủ. Cho tôi sau chai…

- Sáu?

- Phải. Lấy trước. Tôi sẽ tới lấy thêm. Tôi chỉ mua đi bán lại thôi, ông định cho hoa hồng bao nhiêu?

- Cậu là dân tỵ nạn?

Kern đặt chai nước hoa tắm gội lên quầy:

- Ông có biết hỏi như thế là chạm tự ái không? Tôi có chứng chỉ di trú đàng hoàng. Tôi muốn biết hoa hồng bao nhiêu?

- Mười phần trăm.

- Quá tệ. Ông tính xem tôi sẽ kiếm được bao nhiêu.

Người chủ tiệm vừa bước tới:

- Tôi cho cậu hai mươi lăm phần trăm. Chúng tôi cũng đang cần tống khứ loại hàng tồi tệ ấy đi.

Kern trợn mắt:

- Loại hàng tồi t65? Ông có biết đây là loại eaude cologne tốt nhất thế giới không?

Người chủ tiệm ngoái tai:

- Cũng có thể. Như vậy là cậu đồng ý hai mươi lăm phần trăm?

- Ba chục phần trăm là tối thiểu. Vấn đề nước hoa hảo hạng và tiền hoa hồng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Người bán hàng mím môi:

Nước hoa nào cũng vậy thôi. Thứ mà người ta cho là tốt chẳng có gì hơn là khéo quảng cáo. Tất cả bí quyết đều ở đó.

Kern nhìn sững anh ta:

- Ông nên nhớ là loại nước hoa đã không còn được quya3n cáo từ lâu. Và nếu nói như ông, tôi đề nghị ba mươi lăm phần trăm hoa hồng.

Người chủ hiệu nói ngay:

- Ba mươi thôi. Thỉnh thoảng vẫn có người tới hỏi.

Gã bán hàng nói với chủ:

- Ông Bureck, mình có thể để ba mươi lăm phần trăm nếu cậu ta lấy đủ chục. Người thỉnh thoảng đến mua cũng trả giá như thế. Lúc sau nầy, ông ta không mua nữa mà ngỏ ý muốn bán cong thức chế tạo.

Kern giật mình:

- Công thức chế tạo? Người nào định bán?

Gã bán hàng cười:

- Ông ta bảo nhãn hiệu nầy là của chính ông ta. Dĩ nhiên là đặt điều. Có gì mà dân tị nạn lại không dám làm!

Kern tưởng chừng như nghẹt thở:

- Các ông có biết người đó ở đâu không?

Gã bán hàng nhún vai:

- Dường như ông ta có để lại địa chỉ nhưng hiện giờ thì không biết cất ở đâu. Cậu hỏi chi vậy?

- Có lẽ đó là cha tôi.

Cả hai sững sờ nhìn Kern:

- Thật à?

- Thật. Chúng tôi thất lạc nhau khá lâu.

Người chủ hiệu ra vẻ khích động. Ông ta quay vào gọi người đàn bà đang ngồi bàn giấy:

- Bertha, mình còn giữ địa chỉ của ông dịnh bán công thức chế tạo nước hoa không?

- Người nào?

- Ông Stan hay lão già lẩm cẩm cứ đến quấy rầy luôn?

- Nầy, nầy, đừng có ác mồm, ác miệng! Người chủ hiệu ngượng nghịu nhìn Kern- Xin lỗi cậu.

Ông ta đi mau vào phòng trong. Gã bán hàng kinh mạn:

- Đó là hậu quả của việc lấy người làm công.

Vài phút sau, người chủ hiệu thuốc quay ra, thở hào hển, với mảnh giấy trên tay:

- Tìm được địa chỉ rồi. Đó là ông Kern, Siegmund Kern.

- Vậy là cha tôi.

- Thật hả?

Người chủ hiệu đưa địa chỉ cho Kern:

- Lần sau cùng ông ấy tới đây cách nay ba tuần. Xin cậu vui lòng bỏ lỗi cho về mấy lời nói vô tình lúc nãy. Cậu cũng biết…

- Không sao cả. Nhưng tôi cần phải đi ngay. Tôi sẽ trở lại lấy nước hoa sau.

- Được ma.ø Chúng tôi giữ cho.

Nơi trú ngụ của cha Kern ở trên đường Tuzarova. Khu phố tối ám và mốc meo. Ở đây, người ta ngửi thấy mùi tường ẩm và khói than.

Kern từ từ lên thang lầu. Kể cũng lạ, tuy nóng lòng gặp cha nhưng Kern cũng không gấp rút. Có lẽ vì anh đã qu1a quen thuộc với những bất hạnh vào phút chót.

Tới lầu ba, Kern nhận chuông. Vài phút sau, có tiếng chân người kéo lê phía sau cửa được kéo qua một bên. Kern nhìn thấy một con mắt đen chiếu thẳng về phía mình.

Giọng hỏi gắt gỏng của một người đàn bà giọng ra:

- Ai đó?

- Tôi muốn gặp một người trong nhà.

- Không có người nào ở đây.

- Phải có chớ, còn bà có không phải đang ở sao? Kern nhìn tấm bảng gắn ở cửa. Có phải bà là Melanie Ekowski không? Nhưng không phải tôi muốn gặp bà.

- Rồi sao?

- Tôi muốo61no1i chuyện với một người đàn ông ở nhà nầy.

- Không có người đàn ông nào ở đây.

Kern nhìn vào con mắt tròn và đen. Hay là cha mình đã đi nơi khác. Tự nhiên, Kern mệt mỏi và chán nản lạ lùng.

- Người đàn ông tên gì?

Kern lại thấy hy vọng. Anh ngẩng đầu lên:

- bộ bà muốn tôi la lớn cho cả ngôi nhà nầy nghe sao? Bà cứ mở cửa, tôi sẽ nói.

Con mắt biến mất. Có tiếng khoá xích khua chạm. Kern không khỏi nhĩ, làm gì mà kiên cố như một pháo đài. Anh tin hết chín phần là cha anh vẫn còn ở đây, nếu không thì người đàn bà nầy không vặn đến thế.

Cửa mở, một người đàn bà Tiệp khoẻ mạnh, má đỏ, mặt lớn, nhìn Kern từ đầu đến chân.

- Tôi muốn gặp ông Kern.

- Kern? Không biết. Không có ở đây.

- Tôi hỏi ông Siegmund Kern. Tôi là Ludwig Kern.

- A…

Người đàn bà cũng chưa tin. Kern phải đưa giấy phép lưu trú cho bà ta xem. Người đàn bà đọc tới, đọc lui như cố kéo dài thì giờ. Bà ta trả lại tờ giấy cho Kern:

- Cậu là bà con?

- Phải.

Một cái gì đó khiến Kern không muốn nói rõ hơn. Bây giờ anh gần như tin chắc là cha mình có ở đây.

Người đàn bà nói cộc lốc:

- Ông ta không có ở đây.

- Được trong trường hợp nầy, tôi đưa địa chỉ cho bà. Tôi ngụ tại quán Bristol, chỉ còn vài ngày nữa thôi. Tôi có chuyện cần muốn nói.

Còn tiếp


hainam4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com