Ngày 15/8, các nhà khoa học Trường Đại học California công bố những phát hiện mới về lý thuyết “vụ va chạm lớn” nói rằng Mặt trăng được hình thành từ một vụ va chạm lớn giữa Trái đất và một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa.
Với kỹ thuật mới trên máy tính, nhóm nghiên cứu giải thích rằng vụ va chạm giữa Trái đất và hành tinh nói trên xảy và cách đây khoảng 4,5 tỷ năm đã làm bắn ra xung quanh những mảnh đá vụn quay quanh Trái đất, sau đó những mảnh đá này đông kết lại tạo thành Mặt trăng. Quá trình từ khi xảy ra vụ nổ đến khi hình thành Mặt trăng kéo dài chưa đến 100 năm.
Trong khi đó, vụ va chạm ở góc nghiêng khoảng 40 độ làm Trái đất tự quay, nhưng một ngày trên Trái đất chỉ dài 5 giờ. Mặt trăng khi đó cũng gần Trái đất hơn nhiều so với ngày nay. Mặt trăng và Trái đất tiếp tục chuyển động xa rời nhau mỗi năm vài xăngtimét, và khi Mặt trăng cách xa Trái đất thì tốc độ quay của Trái đất giảm, vì vậy ngày nay một ngày trên Trái đất dài 24 giờ.