Hồi đầu thế kỷ ở gần một đô thị nhỏ bên Ấn Độ thuộc bang Môhengiô Đôro các nhà khảo cổ đã đào được một thành phố cổ. Những hiện vật tìm thấy trong khi khai quật đã cho thấy rằng nó thuộc về một nền văn minh đã từng tồn tại hàng nghìn năm và là một trong những nền văn minh cổ phát triển cao nhất trên thế giới. Về nguyên nhân suy tàn và diệt vong của thành phố này các khoa học đã giải thích có nhiều lẽ: vì sự thay đổi thời tiết đột ngột, vì nạn lụt lớn, vì dịch bệnh và do sự tấn công của kẻ thù.
Nhưng tất cả những giải thiết trên đều dễ bác bỏ: Do lũ lụt thì chắc chắn là không phải bởi vì khi khai quật thành phố cổ không hề thấy dấu vết của sự tàn phá do nước cả. Cũng không có hiện tượng gì để nói rằng ở đây đã từng xảy ra dịch bệnh lớn. Trên các bộ xương còn lại cũng hề thấy có dấu vết do vũ khí gây ra để có thể cho rằng quân thù đã đến đây xâm lược và tàn phá thành phố. Chỉ có một điều khá rõ rằng thảm hoạ đã xảy ra ở đây một cách đột ngột.
Một người Anh tên là Đavenport và một người ý họ Vichenti đã đề ra một giả thiết hết sức giật gân nhưng hoàn toàn có thể là hiện thực: Đó là ở đây đã xẩy ra thảm hoạ hạt nhân. Những mẩu đất sét vương vãi trong đống gạch vụn đã cho thấy rằng chúng đã bị nung lên một cách chớp nhoáng bởi nhiệt độ rất cao. Đem phân tích chi tiết thì kết quả cho thấy rằng nhiệt độ xảy ra trong một thời gian ngắn ở đây đã đạt từ 1400-1600 độ. Trong thành phố cổ này cũng có nhiều dấu vết của một vụ nổ lớn có chấn tâm rõ ràng ở vùng mà tất cả nhà cửa bị quét sạch trên mặt đất.
Từ trung tâm ra tới rìa mức độ phá hoại dần dần giảm đi. Còn quang cảnh chung quanh rất giống như hậu quả của vụ nổ bom nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki. Một chi tiết nữa: ở ấn Độ người ta đã tìm thấy những bộ xương người có mức độ phóng xạ cao gấp 50 lần mức bình thường. Trong nhiều sử thi và biên chép cổ truyền lại ở ấn Độ có nhắc đến một vũ khí ghê gớm chứng minh cho giả thiết này. Ví dụ có một tài liệu đã nói đến một thứ vũ khí ghê gớm một viên đạn mà sức nổ gây ra ánh sáng chói mắt nhưng lại không có khói. Sau tiếng nổ đó cả bầu trời mù mịt giông bão nổi lên đem đến cái chết chóc trong giây lát những đám mây đen kèm theo tiếng rít bay lên cao. Ngay mặt trời cũng dường như quay cuồng hung dữ. Thế giới đã bị cái nóng ghê người của thứ vũ khí khủng khiếp này nung chảy ra. Những con voi bị lửa thiêu đốt đã chạy điên cuồng vì sợ hãi.
Sau đó tài liệu nói đến hàng nghìn con người con voi mọi sinh vật ở đây bị thứ vũ khí ghê sợ đó thui cháy thành tro bụi nước dưới sông sôi sục lên cá chết trương phềnh các binh sĩ hốt hoảng lao ra sông hòng khỏi chết bỏng và rửa sạch bụi do tiếng nổ đó tung lên chỉ ở đây họ mới có chút hy vọng sống sót mà thôi.
Nếu như giả thiết này có chút cơ sở hiện thực thì theo như kết luận của ông Furdui có thể tưởng tượng rằng trình độ văn minh thời đó thực sự đã đạt được mức phát triển cao như thế nào!