Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Câu thơ tưởng dễ hiểu: Nguyễn Du tả cảnh chim én bay lượn như "đưa thoi" trong ngày xuân và tiết Thanh minh vào lúc "ngoài sáu mươi ngày" của mùa xuân đẹp đẽ gồm 90 ngày. Chưa "đưa thoi" còn được giảng là thời gian nhanh chóng như "thoi đưa", mới đó đã ngoài 60 ngày của mùa xuân.
Hiểu như thế là... đại khái! Thực ra, Nguyễn Du viết rất chính xác, dựa vào một hiểu biết chắc chắn về thiên văn.
Người xưa ai cũng biết, năm âm lịch chỉ có 354-355 ngày và mỗi tháng chỉ có 29-30 ngày. Do đó 3 tháng mùa xuân không đủ 90 ngày. Con số 90 ở đây chỉ số độ trên cung Hoàng đạo.
Lịch xưa chia đường Hoàng đạo (vòng tròn quay quanh mặt trời của Trái Đất) gồm 360o thành 12 cung, mỗi cung 30o và gọi tên theo các chi. Mỗi năm có 4 mua, do đó mỗi mùa có đúng 90o của cung Hoàng đạo. Mỗi năm có 24 tiết, bắt đầu từ tiết Lập xuân, mỗi tiết 15o. Thanh minh là tiết thứ 5, nó bắt đầu khi Trái Đất ở đúng điểm 60o trên Hoàng đạo. Do đó nếu tính thành ngày thì "đã ngoài sáu mươi" mỗi độ trên cung Hoàng đạo dài hơn 1 ngày (khoảng 1 ngày 20 phút).
Như vậy, Nguyễn Du đã dùng chữ ngoài rất chính xác: hơn 60 ngày nhưng chưa đủ 60! Hai tháng âm lịch đầu tiên không bao giờ đủ 60 ngày nên tiết Thanh minh nhằm vào đầu tháng 3.