Dưới thời Pháp thuộc, tại một vùng rừng, tỉnh Thanh Hoá có 3 làng kề nhau gọi là làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mĩ Khê. Mỗi làng có một ngôi đình, thường có mối quan hệ với nhau trong những cuộc hội hè, tế lễ nên cả vùng này được mệnh danh là Ba Đình.
Nhân dân Ba Đình đã nhiều năm nổi dậy đoàn kết chống Pháp dưới sự chỉ huy tài tình của Đinh Công Tráng. Dân làng đã đóng góp hàng nghìn sọt đất, hàng trăm cây treo, hàng chục gánh rơm để xây đắp thành lũy ngăn giặc, tường thành dày từ 8-10 m. Quân đội Pháp được trọng pháo yểm trợ đã nhiều lần cố đánh chiếm Ba Đình nhưng nghĩa quân đã anh dũng chiến đấu, đánh lui nhiều trận tiến công của địch, khiến thực dân Pháp rất nể. Mãi về sau, giặc Pháp phải phun dầu xăng đốt cháy thành mới hạ được cả 3 làng.
Cách mạng tháng Tám thành công, để phát huy truyền thống anh hùng của Ba Đình lịch sử, trung ương Đảng đã lấy tên Ba Đình đặt cho quảng trường nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập.