hn4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com
Full version available at http://4u.jcisio.com/r/article981.htm

Không rõ

Lịch sử đấu tranh cách mạng

/images/letters/c.gifách đây đúng 50 năm, cùng với chiến thắng của các nước đồng minh đánh tan chủ nghĩa phát xít đã gây nên cuộc thế chiến lần thứ II đẫm máu, nhân dân Việt Nam đã nhất tề vùng lên đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật, làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra trên khắp cả ba miền đất nước Việt Nam. Ngày 19 tháng Tám năm 1945, cả Thủ đô Hà Nội nổi dậy, chính quyền cách mạng được thành lập. Đây là ngày đã được ghi vào lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam như một trong những mốc son chói lọi nhất.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg01.jpg

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là kết quả đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, phất huy cao nhất truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. Từ khi những phát đại bác đầu tiên của các chiến hạm Pháp bắn vào Đà Nẵng năm 1858 mở đầu cho sự xâm lược của thực dân Pháp vào Việt Nam, từ Hiệp ước Patenôtre năm 1884 mà triều đình phong kiến Việt Nam phải thừa nhận sự thống trị của Pháp trên một xứ sở cách xa nước Pháp hàng vạn cây số, nhân dân Việt Nam đã liên tiếp nổi dập chống thực dân đế quốc. Khi đất nước đã trở thành thuộc địa thì thân phận nô lệ chẳng chừa một ai. Vì vậy phong trào yêu nước đã lôi cuốn các tầng lớp nhân dân rộng lớn, từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ các bậc sĩ phu quan lại chốn cung đình, kẻ chợ, đến những người cùng đinh nơi thôn dã, ngày càng tham gia đông đảo vào cuộc đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống thốc phiện rượu cồn, chống bắt lính bắt phu, chống sự đày đọa trong đau khổ, đói nghèo, ngu dốt tối tăm, chống sự dàn áp tàn bạo mà chủ nghĩa thực dân - đế quốc đã dành cho họ. Có những phong trào đã diễn ra cùng một lúc trong nhiều địa phương và kéo dài trong nhiều năm, như phong trào Văn thân nghĩa sĩ chống Pháp ở miền Nam (1860-1870), phong trào Cần vương ở miền Trung (1885-1886). ở miền Bắc thì nổi bật nhất là phong tròa nghĩa quân Yên Thế (1885-1913), nghĩa quân Bãi Sậy (1885-1889). Các phong trào Đông Du (1904-1908), Duy Tân (1906-1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907) cũng như hàng loạt các cuộc nổi dậy chống thuế, chống đi phu, đánh đồn, phá ngục đã liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ này. Nhưng vì không có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, tất cả các cuộc nổi dậy đã bị chính quyền thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, tất cả các phong trào chống thực dân - đế quốc đều bị thất bại. Không biết bao nhiêu người Việt Nam yêu nước đã bị bắn giết, giam cầm, tù tội hay bị lưu đày biệt xứ. Cả đất nước Việt Nam như bị chìm trong đêm tối , cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam như không có đường ra.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg02.jpgHồ Chí Minh đã xuất hiện đúng lúc cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam đang đòi hỏi. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn và tình thương yêu bao la đối với đồng bào cùng khổ, với truyền thống quật cường của dân tộc và tư duy độc lập vượt qua mọi lối mòn của người đi trước, Hồ Chí Minh đã từ Việt Nam đi ra thế giới để xem các nước làm ăn ra sao rồi trở về cứu giúp đồng bào mình.

Suốt 10 năm lăn lộn trong phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, Người đã đi qua cả 4 châu lục á, Âu, Phi, Mỹ, tìm hiểu tình hình các nước thuộc địa cũng như các nước tư bản - đế quốc; nghiên cứu các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc; cuối cùng đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Đó là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, gắn dân tộc Việt Nam với thời đại mà nhân loại đã bước vào, nhằm đấu tranh cho những mục tiêu cao cả nhất là hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Con đường ấy đã được phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam tiếp nhận từ giữa những năm 20 của thế kỷ này. Nó trở thành đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng cách mạng chân chính do Hồ Chí Minh sáng lập vào năm 1930. Từ đó trở đi, Hồ Chí Minh đã trở thành lãnh tụ của Đảng, rồi của cả dân tộc. Đảng do Người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo đã thực sự đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, trở thành lực lượng chính trị tiên phong duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Những cao trào cách mạng 1930 - 1931 và 1936 - 1939 diễn ra đã làm rung chuyển cả chế độ thuộc địa, đã thực sự là những bước chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám về sau này.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg03.jpgBước vào những năm 40, khi tình hình thế giới và Việt Nam đã biến đổi nhanh chóng, và Hồ Chí Minh sau đúng 30 năm bôn ba ở nước ngoài đã trở về Tổ quốc để cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thì một cao trào cách mạng mới đã dâng lên chưa từng thấy trên cả nước Việt Nam.

Dưới ngọn cờ của Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam từ năm 1941 đã đứng về phía đồng minh chống phát xít, đã trực tiếp có mối liên hệ với phe đồng minh ở phía nam Trung Quốc, đã tổ chức và phát triển lực lượng rất nhanh chóng và giành được thắng lợi quyết định khi thời cơ đến. Cách mạnh Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một sự phối hợp hiếm thấy giữa cuộc đấu tranh của một dân tộc thuộc địa với cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống phát xít, đặc biệt là với cuộc tiến công của phe đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít để kết thúc cuộc thế chiến lần thứ II.

Cách mạng Tháng Tám trước hết là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì nó đã kết thúc chế độ thuộc địa trên 80 năm của thực dân Pháp và chế độ bóc lột cực kỳ tàn bạo mà phát xít Nhật đã áp đặt từ năm 1940 đến năm 1945 trên đất nước này. Bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã chấm dứt cuộc đời nô lệ, đã đưa hai chữ Việt Nam trở lại trên bản đồ thế giới mà chủ nghĩa thực dân, phát xít đã xóa bỏ suốt gần một thế kỷ. Đây tựcc sự là một cuộc cách mạng của dânộccc Việt Nam với một quá trình huy động lực lượng của toàn dân để tiến hành khởi nghĩa từng nơi, từng phần và đi đến đỉnh cao thắng lợi bằng cuộc Tổng khởi nghĩa toàn dân, toàn quốc vào tháng Tám nam 1945.

Cách mạng Tháng Tám còn là cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, vì nó còn làm nhiệm vụ xóa bỏ chế độ phong kiến đã được thiết lập suốt mấy chục thế kỷ trên đất nước này, nhằm đem lại ruộng đất cho dân cày, dân chủ cho nhân dân. Tổng hợp cả hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được gọi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chính những mục tiêu dân tộc và dân chủ đã lôi cuốn các tầng lớp nhân dân Việt Nam, trước hết là công nông và mọi người lao động chân tay cũng như trí óc tham gia cách mạng, tạo nên lực lượng vô cùng to lớn để dưa cách mạng đến thắng lợi. Nhưng nhiệm vụ phản đế đã được đặt lên hàng đầu để tập trung lực lượng của cả dân tộc Việt Nam nhằm đánh đổ chế độ thực dân phát xít, còn nhiệm vụ phản phong kiến, thực hiện dân chủ lại được rải ra để làm sau khi chính quyền cách mạng đã được thành lập.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg04.jpgCách mạng Tháng Tám là một bước ngoặt lịch sử, đã mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ vận mệnh của đất nước và của chính bản thân mình.

Đó là thời đại mang tên người con vĩ đại của dân tộc, từ người đi tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho dân tộc giành được thắng lợi - thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. Từ Cách mạng Tháng Tám, những tiếng Việt Nam - Hồ Chí Minh đã gắn liền với nhau và trở thành quen thuộc với cả thế giới.

Chỉ hai tuần sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã long trọng độc bản Tuyên ngôn độc lập và tuyên bố với toàn thế giới về sự ra đời của đất nước Việt Nam mới - nước Việt Nam độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đại biểu cho cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định những tư tưởng về quyền con người đã được ghi trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789 là những "Tư tưởng bất hủ", những "lẽ phải không ai chối cãi được". Nhưng dân tộc có được độc lập thì con người mới có thể có tự do, hạnh phúc ; không thể có được quyền con người khi quyền độc lập của dân tộc bị chà đạp. Con người ở đây phải là mọi người, trước hết là những người lao động bị áp bức bóc lột chiếm tuyệt đại bộ phận trong nhân dân Việt Nam. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc - những nội dung ấy được Hồ Chí Minh nêu lên đã gắn bó quyền của dân tộc với quyền con người. Đó cũng là tư tưởng bất hủ mà Hồ Chí Minh đã đặt ra với cả thế giới , khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thực sự là một mũi đột phá vào khâu yếu nhất của chủ nghĩa thực dân, là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành được thắng lợi đầu tiên ở thế kỷ XX, với tinh thần "đem sức ta mà giải phóng cho ta", như Hồ Chí Minh đã xác định ngay từ những năm 20, khi tìm thấy con đường đi lên của cách mạng Việt Nam. Cùng với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á, là một đóng góp có ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam vào việc mở ra một thời đại thắng lợi của độc lập dân tộc đối với phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ chúng ta.

Nhưng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là sự kết thúc, mà mới chỉ là sự mở đầu cho thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau tháng Tám năm 1945 đã chứng thực điều đó. Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam do Người đứng đầu, đã buộc phải liên tục chiến đấu chống thù trong giặc ngoài suốt 30 năm liền, vượt qua muôn trùng hiểm nguy, có khi như "ngàn cân treo sợi tóc" để bảo vệ nền độc lập mới giành được, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, để giành thắng lợi từng bước và đi đến thắng lợi cuối cùng. Phải 9 năm sau Cách mạng Tháng Tám, với thắng lợi Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc Việt Nam mới được giải phóng. Nhân dân Việt Nam lai phải đi tiếp một chặng đường dài trên 20 năm nữa mới giải phóng được miền Nam với chiến dịch Hồ Chí Minh Năm 1975, mới hoàn thành được sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg05.jpgCuộc chiến đấu lâu dài của nhân dân Việt Nam theo tư tưởng "Không có gì quí hơn độc lập, tự do" của Hồ Chí Minh, đã góp phần quan trọng vào việc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và mở đầu cho sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới trong thế kỷ XX này. Cùng với cuộc chiến đấu thắng lợi của Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.

Chính vì vậy, đến năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã phải tuyên bố lên án và đòi phải xóa bỏ chủ nghĩa thực dân. Từ đó đến nay, bằng những hình thức đấu tranh khác nhau, hàng trăm nước thuộc địa đã trở thành những nước độc lập dân tộc. Dù cho mức độ độc lập không giống nhau và việc củng cố nền độc lập còn rất khó khăn phức tạp, nhưng ý thức về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia đã được nâng cao chưa từng thấyở các nước vốn là thuộc địa và phụ thuộc. Chủ nghĩa thực dân dù dưới hình thức nào cũng không bao giờ còn được thế giới chấp nhận.

Độc lập dân tộc phải gắn với và dẫn đến tự do hạnh phúc cho nhân dân, cho mỗi con người. "Nếu nước được độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có lý gì", tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã tìm thấy lời giải đáp trong chủ nghĩa xã hội một chủ nghĩa xã hội đích thực có khả năng giải quyết triệt để vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chính vì vậy, Cách mạng Tháng Tám năm 1945ở Việt Nam là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhưng lại mở đường để Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội khi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản hoàn thành. Trong khi còn phải chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc và giành lại nền độc lập trọn vẹn, vấn đề chủ nghĩa xã hội mới chỉ được đặt ra trong một chừng mực rất hạn chế ở miền Bắc Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội chỉ trở thành vấn đề chung của cả nước Việt Nam sau khi miền Nam đã được giải phóng và việc thống nhất nước Việt Nam đã được thực hiện.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - đó là ngọn cờ đã đưa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam đến thành công, đưa các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi. Ngọn cờ đó đang dẫn dắt sự nghiệp đổi mới hiện nay của Việt Nam đi đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, với tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra một thời đại mới ở Việt Nam. Thời đại ấy đã ghi thêm những mốc son mới trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ vừa qua. Tinh thần Cách mạng Tháng Tám vẫn sống mãi với dân tộc Việt Nam trong những năm còn lại của thế kỷ XX, để bước vào thế kỷ XXI với những thắng lợi to lớn hơn nữa.

Đứng trước thử thách sống còn...

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã đứng trước thử thách khắc nghiệt "ngàn cân treo sợi tóc". Theo nghị quyết của hội nghị Pôtsđam, quân đồng minh đã kéo vào Việt Nam để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật : phía bắc vĩ tuyến 16 là gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch, kéo theo là bọn tay sai tập trung trong hai tổ chức Việt Quốc và Việt Cách ; phía nam vĩ tuyến 16 là hơn một vạn quân Anh và núp bóng dưới bóng quân Anh là quân Pháp đã quay trở lại xâm lược Việt Nam. Ngày 23-9-1945, tức là hơn 20 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, được sự giúp đỡ và che chở của quân Anh, Pháp đã nổ súng xâm lược ở Nam Bộ, chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam một lần nữa. Trên đất nước Việt Nam vẫn còn hơn 6 vạn quân Nhật, tuy đã đầu hàng đồng minh nhưng sẵn sàng bị các thế lực đế quốc lợi dụng để chống phá cách mạng. Núp dưới bóng quân xâm lược nước ngoài, bọn phản động trong nước điên cuồng chống phá. Chúng cướp chính quyền cách mạng ở một số nơi, lập ra cái gọi là "chiến khu". Chúng ra báo công khai xuyên tạc, vu khống, kích động nhân dân lật đổ chính quyền, tống tiền, cướp của, gây rối trật tự trị an và an ninh xã hội. Thêm vào đó, nhà nước cách mạng phải tiếp thu cả một gia tài đổ nát do chế độ cũ để lại : nền kinh tế tiêu điều xơ xác, kiệt quệ, nền tài chính trống rỗng, nạn đói trầm trọng, 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội đầy rẫy, ta lại chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý chính quyền nhà nước. Giặc ngoài, thù trong, cộng với khó khăn chồng chất đã đặt nền độc lập vừa mới giành được đứng trước nguy cơ bị thủ tiêu.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg06.jpgCách mạng Tháng tám đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận người dân mất nước trở thành người làm chủ. Sức sống của dân tộc đã được nâng lên gấp bội lần sau hơn 80 năm nô lệ.

Tổ quốc trên hết ! Dân tộc trên hết ! Triệu người Việt Nam như một dưới ngọn cờ đại đoàn kết của Hồ Chí Minh đẵ sẵn sàng hy sinh tất cả tính mạng và tài sản để bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được.

"Kháng chiến - kiến quốc" ! Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước tập trung chống ba thứ giặc : giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Giữa lúc tình hình nước sôi lửa bỏng, ngày 6-1-1946 tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đã thể hiện quyết tâm sắt đá và ý chí độc lập của mình bằng việc tiến hành cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nước nhà để bầu Quốc hội, tổ chức ra bộ máy nhà nước cách mạng để chính thức công bố trước thế giới. Nhân dân Nam Bộ đã tiến hành bầu cử dưới bom đạn của quân Pháp, phải hy sinh cả xương máu để thực thi quyền dân chủ thiêng liêng mà cách mạng vừa đem lại. Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu rất cao : 98,4%. Quốc hội đã hội tụ tất cả các thành phần giai cấp xã hội, dân tộc, tôn giáo, thể hiện ý chí độc lập, thống nhất và đại đoàn kết của nhân dân Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, ngày 9-11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời. Hiến pháp được xây dựng trên nguyên tắc đoàn kết, đảm bảo các quyền tự do dân chủ và thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt, nhằm thực hiện một "nước Việt nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại". Hiến pháp đã khẳng định : "Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống , gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo", "Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia".

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg07.jpgĐể chiến thắng giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời kêu gọi cứu đói : đồng bào hãy nhường cơm sẻ áo, cứu giúp lẫn nhau. Và chính Người đã nêu gương trước : 10 ngày nhịn ăn một bữa lấy gạo giúp dân nghèo. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, một phong trào gia tăng sản xuất diễn ra rầm rộ khắp các thành thị, thôn quê : Tăng gia sản xuất ! Tăng gia sản xuất ngay ! Tăng gia sản xuất nữa ! Giặc đói bị đẩy lùi.

Thật là một kỳ công hiếm có xét trong điều kiện lịch sử của Việt Nam lúc bấy giờ. Nhân dân còn nô nức hưởng ứng "Tuần lễ vàng" nhằm xây dựng nền tài chính đầu tiên của nước Việt Nam mới. Chỉ trong một tuần lễ, nhân dân đã đóng góp 270 kg vàng và hàng chục triệu đồng vào "Quỹ Độc lập".

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg08.jpgĐể chiến thắng giặc dốt, một phong trào bình dân học vụ đã diễn ra sôi nổi khắp thành thị, thôn quê. Người biết chữ dạy người không biết chữ, con dạy cha, chồng dạy vợ, đâu đâu cũng vang lên tiếng học bài. Chỉ trong vòng một năm trời, hơn 2 triệu người đã thoát nạn mù chữ. Một nếp sống mới lành mạnh nảy nở dưới chế độ mới.

Cùng với kiến quốc và để kiến quốc, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải tiến hành cuộc đấu tranh vô cùng gay go gian khổ với các tập đoàn xâm lược và tay sai mưu toan bóp chết nhà nước cách mạng non trẻ, kéo Việt Nam trở lại chế độ thuộc địa như cũ. Cuộc đấu tranh này đặt trong các mối quan hệ quốc tế đan xen chồng chéo và mâu thuẫn quyền lợi hết sức phức tạp diễn ra ở Việt Nam lúc bấy giờ. "Dĩ bất biến ứng vạn biến" (lấy cái không biến đổi để ứng phó với cái biến đổi), dựa trên nguyên tắc tối cao là chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thi hành một sách lược vô cùng kiên quyết và mềm dẻo để từng bước loại bớt kẻ thù, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn thác ghềnh tiến lên phía trước.

Tạm hòa hoãn với quân Tưởng Giới Thạch ở phía Bắc để tập trung mũi nhọn vào chống xâm lược Pháp ở Miền Nam, bởi vì Pháp là kẻ quyết tâm chiếm lại nước ta và trên thực tế chúng đã nổ súng ở Nam Bộ. Để hòa hoãn, Việt Nam đã chấp nhận những điều kiện ngặt nghèo như cung cấp gạo ăn cho quân Tưởng Giới Thạch, chấp nhận 70 ghế của bọn tay sai vào Quốc hội không qua bầu cử và 5 ghế trong Chính phủ... Cả nước đã dồn sức cho Nam Bộ kháng chiến. Nhân dân Nam Bộ tiêu biểu là nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, đã vùng lên bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, kể cả gậy tầm vông, giáng trả quân Pháp, chặn bàn tay xâm lược của chúng.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg09.jpgCuối tháng 2-1946 Tưởng Giới Thạch nhân nhượng cho Pháp đưa quân ra chiếm đóng miền Bắc dưới danh nghĩa thay thế mình để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Cách mạng Việt Nam đã đứng trước sự lựa chọn ngặt nghèo : chiến tranh hay hòa bình. Biết mình, biết người, Việt Nam đã chấp nhận sách lược "hòa để tiến".

Để thế hiện ý chí hòa bình, giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng thương lượng. Việt Nam đã ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 thừa nhận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc và sau thời hạn 5 năm số quân này phải rút hết về nước. Pháp thừa nhận Việt Nam là một nước tự do.

Quân Tưởng rút về, bọn tay sai tan tác và tháo chạy. Quân Anh cũng rút về nước và quân Nhật lần lượt hồi hương.

Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, Nhất định không chịu làm nô lệ

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg10.jpg

Pháp coi việc đưa quân ra miền Bắc như là một chiến thắng không cần tiếng súng. Thái độ thiện chí của Việt Nam được họ coi như là dấu hiệu của sự yếu đuối. Họ tiến hành chính sách lấn dần từng bước một, không chịu đình chiến ở Nam Bộ, lập ra cái gọi là "Nam Kỳ tự trị", gây sức ép toàn diện về chính trị, quân sự, ngoại giao, khiêu khích phá hoại ở nhiều nơi, hòng thủ tiêu nước Việt Nam tự do mà chính họ đã thừa nhận. Trải qua hai lần đàm phán, trù bị ở Đà Lạt và chính thức ở Phôngtenơbơlô, họ vẫn khăng khăng bám giữ lập trường thực dân lỗi thời, đẩy cuộc đàm phán đến chỗ đổ vỡ. Để cứu vãn hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa. Nhưng thực dân Pháp càng lấn tới vì quyết cướp nước Việt Nam một lần nữa. Sau một loạt các hành động khiêu khích, phá hoại trắng trợn, cuối cùng họ đòi tước vũ khí tự vệ và đòi giữ trật tự Hà Nội, thực chất đòi Việt Nam đầu hàng vô điều kiện. Tình thế không còn con đường nào khác là phải cầm vũ khí vùng dậy để bảo vệ quyền độc lập tự do thiêng liêng của tổ quốc. Ngày 19-12-1946 cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân Việt Nam bắt đầu.

Ngay sau khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc vừa bùng nổ, đêm ngày 19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi nhân dân:

Chúng ta thà hy sinh tất cả, cứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg11.jpgCả nước đã nhất tề vùng dậy giáng trả quân xâm lược. Cuộc chiến 60 ngày đêm của nhân dân Thủ đô Hà Nội được coi là biểu tượng anh hùng của nhân dân Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến. Âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị chặn lại.

Hàng vạn tấn máy móc, tài liệu đã được chuyển về chiến khu và lực lượng kháng chiến rút về nông thôn chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ đã về Việt Bắc để chỉ đạo kháng chiến. Việt Bắc trở thành căn cứ địa kháng chiến thần thánh của nước.

Chiến tranh Việt - Pháp đã nổ ra nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tìm mọi cách giải quyết bằng con đường hòa bình với Pháp. Người đã nhiều lần tha thiết kêu gọi nhà cầm quyền Pháp hãy chấm dứt chiến tranh. Trong một lá thư gửi cho nhân dân Pháp, Người Viết :

Chúng tôi muốn hòa bình. Chúng tôi muốn nước chúng tôi độc lập và thống nhất trong liên hiệp Pháp.
... Chúng tôi chiến đấu vì công lý. Chúng tôi sẽ chiến thắng.
Hỡi nhân dân Pháp !
Các bạn hãy giúp chúng tôi cứu lấy tính mạng bao nhiêu thanh niên Pháp và Việt, cứu lấy tình thân thiện giữa hai dân tộc, và cứu lấy khối Liên hiệp Pháp

Giới cầm quyền Pháp vẫn lao vào cuộc chiến tranh phi nghĩa mà họ tưởng rằng sẽ nắm chắc phần thắng trong tay, đơn giản như một cuộc "du hành" quân sự.

Chín năm làm một điện biên

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg12.jpg

Tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa ngay trên đất nước của mình, trong hoàn cảnh của một nước nông nghiệp, lạc hậu chống lại một cường quốc công nghiệp mạnh hơn mình, người Việt Nam tìm ra cách đánh giặc có hiệu quả. Đó là cả nước đánh giặc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố là một chiến hào, đánh giặc mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi thứ vũ khí trong tay. Đánh giặc cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và ngoại giao. Thời gian sẽ ủng hộ Việt Nam để đi từ yếu đến mạnh, đánh thắng kẻ thù từng bước, đi đến giành thắng lợi hoàn toàn. Ra sức phát huy cao độ sức người, sức của, trí tuệ của người Việt Nam, đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg13.jpgKháng chiến vô cùng gay go gian khổ, nhưng tinh thần của nhân dân Việt Nam ngày càng cao, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Tháng 2-1951, Đảng Lao động Việt Nam (tức Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) ra mắt, công khai họat động lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

Chính quyền cách mạng ngày càng mở rộng và tồn tại bí mật ngay cả trong những vùng quân Pháp kiểm soát.

Để huy động kinh tế cho kháng chiến, xây dựng và củng cố hậu phương của chiến tranh nhân dân, Việt Nam đã biết khai thác hợp lý tiềm năng của một nền kinh tế nông nghiệp để chống chọi với một cường quốc công nghiệp. Giữa vòng vây của quân thù, Việt Nam đề cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường cao độ.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg14.jpgXây dựng hậu phương trong cả nước, hậu phương của từng vùng chiến lược, hậu phương tại chỗ. Một mạng lưới thủ công nghiệp đã được phát triển rộng rãi, nhằm đáp ứng những nhu cầu bức thiết hàng ngày cho nhân dân.

Vượt qua muôn ngàn khó khăn về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, trình độ chuyên môn, một nền công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp quốc phòng đã được xây dựng với hàng trăm cơ sở sản xuất nằm sâu trong các vùng căn cứ địa. Số vũ khí sản xuất đã trở thành một trong nguồn vũ khí đánh giặc trong kháng chiến (cướp súng giặc giết giặc, tự sản xuất, và từ cuối năm 1950 có thêm sự viện trợ quốc tế).

Nông nghiệp luôn luôn là mặt trận quan trọng. Hầu hết các công trình thủy lợi lớn bị Pháp phá hủy, hàng vạn hécta đất bị bỏ hoang, trâu bò bị giết hại, kỹ thuật canh tác thô sơ. Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp kiên quyết để đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Một trong những biện pháp đó là từng bước giải quyết quyền lợi của nông dân về rộng đất ; ban hành một loạt sắc lệnh về giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất công, đất vắng chủ, ruộng đất của thực dân Pháp và tay sai cho dân cày nghèo. Thang 12-1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, bắt đầu thực hiện khẩu hiệu "Người cày có ruộng". Nhờ đó mà nông nghiệp đã cung cấp ngày càng cao cho tiền tuyến, bảo đảm cho bộ đội "ăn no đánh thắng". Kháng chiến tuy rất gian khổ, nhưng trong những vùng giải phóng không hề có nạn đói xảy ra, đời sống nhân dân ổn định.

Trong kháng chiến, chống giặc dốt vẫn được tiếp tục, thêm hàng triệu người biết đọc, biết viết. Một hệ thống giáo dục được hình thành bao gồm từ bậc phổ thông, bổ túc, chuyên nghiệp đến đại học. Một nền văn hóa mới được xây dựng, hướng vào phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến theo phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng. Một mạng lưới y tế nhân dân hình thành, nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngày càng được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Pháp. Liên minh chến đấu 3 nước Đông Dương không ngừng được mở rộng.

Sức mạnh của kháng chiến toàn dân, toàn diện nói trên đã góp phần tạo nên sức mạnh chung của kháng chiến trên mặt trận quân sự để đánh thắng kẻ thù. Hàng chục vạn thanh niên đã tình nguyện lên đường tòng quân giết giặc. Hàng triệu người đã đi dân công phục vụ tiền tuyến hoặc trực tiếp cầm súng đánh giặc giữ làng ở địa phương. Lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) đã ra đời và ngày càng trưởng thành về cả số lượng, chất lượng, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

Kháng chiến ngày càng giành được thắng lợi to lớn. Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông năm 1947 đập tan cuộc tiến công lớn của Pháp đánh vào căn cứ địa Việt Bắc, làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg15.jpgCùng với phong trào chiến tranh du kích pháp triển ngày càng mạnh mẽ ở trong vùng Pháp tạm chiếm, làm thất bại âm mưu "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của Pháp, Việt Nam đã liên tiếp chủ động mở các chiến dịch lớn.

Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 giải phóng biên giới, đánh thông đường liên lạc quốc tế, phá vỡ thế bao vây của Pháp. Tiếp theo là hàng loạt chiến dịch lớn phá vỡ từng mảng hệ thống phòng ngự của Pháp, đẩy Pháp vào tình trạng ngày càng sa lầy bị động.

Mùa hè năm 1953, được Mỹ giúp đỡ, Pháp thực hiện kế hoạch quân sự Nava, một kế hoạch lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương hy vọng bình định Việt Nam trong vòng 18 tháng để tìm lối thoát trong "danh dự". Với việc can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào chiến tranh, tình hình Đông Dương càng trở nên nguy hiểm và phức tạp.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg16.jpgTrước tình hình trên , căn cứ vào khả năng và sự trưởng thành của kháng chiến,Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1054 vĩ đại mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava. Trước thất bại nặng nề đó, , ngày 20-7-1954, Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

Hiệp định qui định quân Pháp rút về nước, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên cơ sở tôn trọng chủ quyền dân tộc của ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào.

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đã kết thúc, đồng thời cũng là kết thúc hoàn toàn và vĩnh viễn chính sách xâm lược, gây chiến của chủ nghĩa thực dân Pháp gần một thế kỷ trên đất nước Việt Nam.

Miền Nam vùng lên giải phóng, cả nước ra trận

Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi".

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg17.jpgTuy nhiên, theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời chia ra hai miền Nam Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước.

Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Còn miền Nam vẫn đang chìm dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai. Thay chân Pháp, Mỹ nhảy vào trực tiếp nắm lấy miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam vẫn chưa hoàn thành.

Ngay sau khi giải phóng, miền Bắc đã bắt tay ngay vào khôi phục nền kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, hoàn thành khẩu hiệu "Người cày có ruộng". Sau 10 năm khôi phục, cải tạo và xây dựng (1954-1965), miền Bắc đã tiến một bước dài. Từ một nền kinh tế nông nghiệp phân tán, rất nghèo nàn lạc hậu, miền Bắc đã trở thành một nền kinh tế bước đầu phát triển. Một mạng lưới công nghiệp, kể cả công nghiệp nặng đã bước đầu hình thành. Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy còn nhỏ bé, nhưng đã tạo ra những tiền đề và làm thay đổi căn bản bộ mặt miền Bắc. Đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa, giáo dục đều tiến một bước quan trọng. Sự nhất trí về chính trị trong xã hội rất cao. Miền Bắc đã trở thành chỗ dựa chắc chắn về vật chất và tinh thần cho cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam ruột thịt.

ở miền Nam, Mỹ đã dựng nên chế độ độc tài phát xít tay sai Ngô Đình Diệm, phá hoại toàn diện và có hệ thống Hiệp định Giơnevơ. Ngô Đình Diệm công khai từ chối hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. "Chống cộng", thực chất là chống lại nhân dân miền Nam, được coi là quốc sách. Diệm huy động hầu như toàn bộ cảnh sát, mật vụ và một phần quân đội vào các chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng". Thực chất chúng đã tiến hành cuộc "chiến tranh đơn phương" chống lại nhân dân miền Nam. Hàng vạn người yêu nước đã bị giết hại, tù đày.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg18.jpgCả miền nam chìm trong đau thương tang tóc. Hàng triêu lượt người đã xuống đường đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, chống đàn áp, khủng bố, đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ. Cuối những năm 50, tình hình chính trị miền Nam càng ngày càng ngột ngạt.

Kẻ thù không thể thống trị như cũ được nữa. Chúng đã phải dùng những biện pháp dã man, tàn bạo nhất để duy trì nền thống trị của mình : đề ra luật 10-59, lê máy chém đi khắp miền Nam. Tháng 3-1959, Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh. Còn nhân dân miền Nam cũng không thể sống như cũ được nữa. Quần chúng nhiều nơi đã sẵn sàng vùng dậy.

Cơn bão táp cách mạng đang âm ỉ, khởi nghĩa đã nổ ra lẻ tẻ ở nhiều nơi để rồi bùng lên thành một cao trào "Đồng khởi" vĩ đại đầu năm 1960. Từ nhiều nơi nhất là từ tỉnh Bến Tre, "Đồng khởi" nhanh chóng lan rộng ra khắp đồng bằng Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hệ thống chính quyền địch ở nông thôn bị phá vỡ từng mảng, hàng nghin thôn xã được giải phóng. Chính quyền cách mạng , lực lượng vũ trang cách mạng và vùng giải phóng đã ra đời. Phong trào chống Mỹ - Diệm tăng lên nhanh chóng, đưa đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960). Cương lĩnh chính trị 10 điểm của Mặt trận đã trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam đấu tranh đánh đổ ách thống trị của Mỹ và tay sai, vì một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà.

http://hainam/data/knowledge/su/gif/cachmang/cachmg19.jpgĐể cứu vãn tình thế, đầu năm 1961 Mỹ đã chuyển sang thực hiện "chiến tranh đặc biệt", một hình thức thấp của chiến tranh thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam ; đề ra kế hoạch Xtalay-Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.

Với một lực lượng quân Sài Gòn khoảng nửa triệu người, được trang bị bằng các phương tiện hiện đại của Mỹ, do hàng vạn cố vấn Mỹ chỉ huy và bằng quốc sách dồn dân lập "ấp chiến lược", Mỹ - Diệm hy vọng có thể đàn áp được phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam.

Từ "Đồng khởi" nhân dân miền Nam đã tiến lên làm cuộc chiến tranh cách mạng, đánh địch bằng cả lực lượng chính trị và vũ trang, tiến công địch bằng cả lực lượng chính trị, vũ trang, binh vận đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược là nông thôn, rừng núi, đồng bằng và đô thị.

Kế hoạch bình định 18 tháng của Mỹ phải kéo dài nhưng vẫn bị phá sản. Tháng 11-1963 Mỹ làm cuộc đảo chính giết chết anh em Ngô Đình Diệm, đưa bọn tay sai mới lên cầm quyền và đề ra kế hoạch GiônXơn-Mác Namara để thay thế nhằm bình định có trọng ở miền Nam. Nhưng rốt cuộc, trước những đòn tiến công mạnh mẽ của quân giải phóng, quân đội Sài Gòn đã tan vỡ từng đơn vị lớn. Chính quyền Sài Gòn ngày càng rối loạn qua hàng loạt các cuộc đảo chính tranh giành quyền lực nổ ra liên tiếp. Chính quyền và quân đội Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Cuối năm 1964 đầu năm 1965 "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ bị phá sản về căn bản.

Mỹ chuyển sang "chiến tranh cục bộ", một hình thức cao của chiến tranh thực dân kiểu mới, đưa quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Mùa hè năm 1965 những đơn vị quân viễn chinh Mỹ đầu tiên đã vào miền Nam và bắt đầu tham chiến. Số quân Mỹ và quân một số nước thân Mỹ đã tăng lên nhanh chóng ; thời kỳ cao điểm lên tới trên 60 vạn. Đối với miền Bắc, ngày 5-8-1964, Mỹ gây ra sự kiện "vịnh Bắc bộ" để lấy cớ ném bom miền Bắc. Và tháng 2-1965 Mỹ đã ném bom ồ ạt miền Bắc, chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với miền Bắc Việt Nam.

Bằng các hành động trên, Mỹ hy vọng cứu vãn được tình thế và khuất phục được nhân dân miền Nam. Chiến tranh lan rộng ra cả hai miền Nam Bắc. Nhân dân Việt Nam bước vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại. Chống Mỹ, cứu nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mỗi người dân yêu nước. Hồ chí minh đã khẳng định : "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn !".

ở miền Nam, quân và dân ta tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, đánh lâu dài, đồng thời tranh thủ giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất. Sau khi liên tiếp đập tan 2 cuộc phản công lớn mùa khô 1965-1966, 1966-1967 của Mỹ, đầu năm 1968 nhân dân miền Nam đã làm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân vĩ đại làm rung chuyển cả miền Nam, chấn động dư luận nước Mỹ và thế giới, Mỹ buộc phải đột ngột từ bỏ chiến lược quân sự "tìm diệt" để thay bằng chiến lược bị động "quét và giũ".

Trên miền Bắc, bất chấp bom đạn của Mỹ, miền Bắc đã vững vàng chuyển hướng kinh tế, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chưa từng có chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ. Hậu phương lớn miền Bắc vẫn không ngừng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Hàng ngàn máy bay hiện đại Mỹ bị tiêu diệt. Ngày 1-11-1968 Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện ném bom miền Bắc.

Tháng 1-1969, hội nghị 4 bên ở Pari đã họp trong đó có mặt của đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đánh cho quân Mỹ phải rút hết

Sau khi lên cầm quyền, NíchXơn đưa ra bài học thuyết toàn cầu mới, thực hiện "Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam. Quân Mỹ rút dần về nước để chống đỡ với dư luận Mỹ và thế giới đang lên án cuộc chiến tranh của nhà cầm quyền Mỹ, đi đôi với việc tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn để thay thế cộng với hỏa lực tối đa của Mỹ. Mỹ mở rộng chiến tranh sang cả Lào và Campuchia. Lợi dụng các mối bất đồng trong các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là các nước Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ tìm mọi cách gây sức ép với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Tình hình càng trở nên khó khăn phức tạp bội phần.

Tiếp tục sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam đẩy mạnh tiến công địch trên cả 3 mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được thành lập. Vừa ra đời, Chính phủ cách mạng đã được hàng chục nước và tổ chức quốc tế công nhận Hội nghị liên minh 3 nước Đông Dương (4-1970) ra tuyên bố đoàn kết chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ.

Các cuộc hành quân thí điểm "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ và quân đội Sài Gòn liên tiếp bị bẻ gãy. Cuối thang 3-1972 quân và dân ta mở cuộc tiến công phá sập nhiều phòng tuyến của địch ở miền Nam. Hoảng hốt, tháng 4-1972, Mỹ vội vàng ném bom trở lại miền Bắc, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc Việt Nam, với quy mô và mức độ ác liệt gấp bội lần trước. Một lần nữa miền Bắc lại chuyển hướng kinh tế , vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Phản bội lại những thỏa thuận đạt được ở Pari, ngày 18-12-1972, Mỹ huy động một lực lượng lớn máy bay chiến lược B.52 tiến hành cuộc tập kích đường không quy mô rất lớn đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc hòng gây sức ép tối da, buộc nhân dân Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện đầu hàng do Mỹ đưa ra. Nhân dân miền Bắc, tiêu biểu là nhân dân thủ đô Hà Nội, đã tiến hành trận "Điện Biên Phủ trên không" vĩ đại 12 ngày đêm, đập tan hoàn toàn cuộc tập kích nói trên. Cái gọi là "uy thế không lực Hoa Kỳ" bị chôn vùi. Ngày 27-1-1973, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam, rút toàn bộ quân Mỹ và quân các nước thân Mỹ về nước, chấm dứt mọi dính líu quân sự, tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Đánh cho chế độ Sài Gòn sụp đổ, giành độc lập, tự do và thống nhất trọn vẹn

Mặc dầu phải rút quân về nước, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục tìm mọi cách duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam : viện trợ ồ ạt cho chính quyền Sài Gòn hàng triệu tấn vũ khí, để lại hàng vạn cố vấn quân sự khoác áo dân sự, phá hoại toàn diện và có hệ thống Hiệp định Pari về Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn mở hàng vạn cuộc càn quét lớn nhỏ để "tràn ngập lãnh thổ", đàn áp khủng bố, nhằm xóa bỏ thực trạng 2 vùng, 2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị mà Hiệp định Pari đã công nhận. Miền Nam vẫn chưa có một ngày hòa bình, thậm chí có nơi, có lúc chiến tranh còn căng thẳng hơn trước.

Nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác là tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến đấu. Sau khi quân Mỹ rút đi, chính quyền và quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa trực tiếp, tinh thần và sức chiến đấu giảm sút nghiêm trọng. Vụ Oatơghết đã buộc Níchxơn phải từ chức trước thời hạn. Tình hình chính trị, xã hội nước Mỹ càng thêm mất ổn định. Trong khi đó miền Bắc Việt Nam khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thưong chiến tranh, tiếp tục tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Thế và lực của cách mạng miền Nam dần dần đi đến chín muồi. Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam đã họp và đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976, đồng thời, dự kiến nếu thời cơ cho phép sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

Tháng 3-1975 cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu. Trải qua 3 chiến dịch lớn liên tiếp mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 cờ cách mạng đã cắm trên Dinh Độc Lập. Tổng thống chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sự kiện trọng đại này kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ròng rã 21 năm của nhân dân Việt Nam, và cũng là kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đó là cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại , cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc điển hình, một cuộc chiến tranh kéo dài chống lại thế lực xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp bội lần.

Suốt năm đời tổng thống Mỹ nối chân nhau, đã liên tiếp đưa ra 4 chiến lược chiến tranh khác nhau, với quy mô ngày càng lớn, tinh vi và ác liệt, cùng với hai cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Mỹ chi vào cuộc chiến tranh này vượt xa số tiền bạc họ chi trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II và cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đó. Hơn 60 vạn quân Mỹ và quân của 5 nước thân Mỹ, với trên một triệu quân của chính quyền Sài Gòn, cùng một khối lượng các phương tiện chiến tranh khổng lồ và hiện đại nhất (trừ vũ khí hạt nhân) đã được huy động. Hơn 7,8 triệu tấn bom đạn đã trút xuống hai miền Nam - Bắc Việt Nam, hủy diệt nhiều thành phố, thị xã, nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, giết hại hàng triệu dân thường, gây cho nhân dân Việt Nam muôn vàn đau thương tang tóc.

Nhưng cuối cùng nhân dân Việt Nam đã chiến thắng. Thắng lợi đó "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử tế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc".

Thắng lợi này đã đi đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ vững chắc chế độ mới ở miền Bắc. Nó đã chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc tồn tại hơn 100 năm và chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam, rửa sạch nỗi đau và nỗi nhục mất nước, giành độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn, giang sơn thu về một mối. Thắng lợi đó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vì thế, ngay khi Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam thông báo chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, người Việt Nam đã đổ ra tràn ngập đường phố, xóm làng rực rỡ cờ hoa hân hoan mừng thắng lợi. "Chúng ta chào mừng Tổ quốc vinh quang cua chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi họa chia cắt, chào mừng non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau từ nay hoàn toàn độc lập tự do và vĩnh viễn độc lập tự do".

Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh với chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam đã được phát huy và nâng lên gấp bội lần. Bất chấp bom đạn và vượt lên đau thương tang tóc, sức sống của dân tộc Việt Nam vẫn hiên ngang đứng vững và vươn lên kỳ diệu. Cả miền Bắc và miền Nam, cả hậu phương và tiền tuyến, cả nước đánh giặc. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng đã tiễn đưa người con cuối cùng của mình ra trận để cứu nước, cứu nhà. Hàng triệu thanh niên nam nữ đã lớp lớp "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Hậu phương tuôn người tuôn của ra tiền tuyến. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống. Tư tưởng "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công" của Hồ Chí Minh đã kết chặt người Việt Nam thành một khối vững chắc để "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

Thắng lợi đó là thành quả của liên minh ba nước Đông Dương, những người bạn chiến đầu cùng chung một chiến hào, thủy chung suốt những năm chiến tranh gian khổ.

Đó còn là chiến thắng của lương tri thời đại và phẩm giá con người. Nó cổ vũ và thức tỉnh mạnh mẽ hàng triệu người và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh cho độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam diễn ra trong một bối cảnh tình hình quốc tế thuận lợi. Nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ, sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào giải phóng dân tộc, của các lực lượng dân chủ, hòa bình và của cả loài người tiến bộ, trong đó có nhân dân Mỹ. Trong những năm tháng đó, hàng triệu người Mỹ đã xuống đường lên án chính sách của nhà cầm quyền Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh, ủng hộ Việt Nam. Tình đoàn kết quốc tế đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Việt Nam, góp phần to lớn vào việc tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng phòng thủ đất nước.

Trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng, biết bao gia đình Việt Nam, cha mẹ, vợ chồng, con cái, họ hàng mừng tủi sau mấy chục năm trời đằng đẵng phân ly. Người người trở về quê hương, dựng lại nhà cửa, thu dọn bom mìn, khôi phục ruộng hoang... Cùng với việc bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Việt Nam đã hoàn thành việc thống nhất nước nhà về mặt nhà nước - một bước quan trọng trong quá trình thống nhất toàn diện đất nước. Đó là một nhiệm vụ rất cấp bách, có quan hệ tới vận mệnh của dân tộc và tiền đồ của Tổ Quốc.

Thống nhất đất nước là nguyện vọng vô cùng tha thiết và thiêng liêng của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đó cũng là qui luật sinh tồn và phát triển của dân tộc. Hiện thực tống nhất đất nước đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước Việt Nam, khắc sâu vào lịch sử, địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của mỗi người Việt Nam. Kẻ thù xâm lược qua các thời đại, mỗi khi xâm lược nước ta, đều tìm mọi cách để chi cắt đất nước, chia rẽ dân tộc, thực hiện chính sách "chia để trị" rất thâm độc để dễ bề khuất phục. sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc luôn luôn gắn liền với đấu tranh để bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn của đất nước.

Tháng 8-1945 cả dân tộc ta đã vùng dậy đập tan ách thống trị của bọn xâm lược nước ngoài và bè lũ tay sai, dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - một chủ thể pháp lý nhà nước được xác lập thống nhất trên phạm vi cả nước. Nhưng không bao lâu, các thế lực xâm lược nước ngoài lai kéo vào, chiến tranh diễn ra liên miên, đất nước lại bị chia cắt thành nhiều vùng khác nhau ; tiếp đến là Nam - Bắc phân chia suốt hơn hai thập kỷ. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã xóa bỏ mọi chướng ngại trên con đường thống nhất đất nước.

Đáp ứng nguyện vọng thiêng liêng và sâu xa của đồng bào cả nước, ngày 15-11-1975, đại biểu hai miền Nam - Bắc đã họp Hội nghị hiệp thương chính trị tại Sài Gòn để bàn về thống nhất nước Việt Nam. Thông cáo Hội nghị ngày 21-11-1975 đã khẳng định:

Cần hoàn thành thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sự thống nhất trọn vẹn và vững chắc nhất.

Thi hành Nghị Quyết của Hội nghị hiệp thương, ngày 25-4-1976, hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri của cả nước) đã đi bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Đây là lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử tiến hành trong cả nước sau lần đầu tiên tổ chức vào ngày 6-1-1946.

Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất với 492 đại biểu được gọi là Quốc hội khóa VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khóa Quốc hội trước đó kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã họp kỳ thứ nhất tại Hà Nội. Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ ngày 2-7-1976 ; thành pố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội cũng đã bầu các cơ quan và chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam thống nhất.

Thắng lợi của kỳ họp thứ nhất của qốc hội khóa VI đánh dấu công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. Từ đây việc hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng chung trong phạm vi cả nước.

Ngày 31-1-1977, tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu Mặt trân Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam đã họp để thống nhất thành mặt trận dân tộc duy nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tất cả các đoàn thể quần chúng cũng lần lượt được tổ chức thống nhất lại.

Việc hoàn thành thống nhất toàn diện đã cho phép nhân dân Việt Nam có thể động viên được sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Ngày 2-9-1977 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Một trang sử mới của dân tộc đã mở!

Nhưng những khó khăn thử thách mới cũng đặt ra. Hậu quả chiến tranh còn để lại nặng nề. Nền kinh tế nông nghiệp vốn rất nghèo nàn, lạc hậu lại thêm chiến tranh tàn phá càng thêm tiêu điều, xơ xác. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở kinh tế, văn hóa đổ nát, hàng chục vạn hécta đất bỏ hoang, hàng triệu người thất nghiệp, thương tật, hàng chục vạn trẻ em mồ côi... Nguồn viện trợ nước ngoài giảm sút hoặc cắt hẳn. Hai cuộc chiến tranh biên giới phía tây - nam và phía bắc đã đe dọa nghiêm trọng an ninh và chủ quyền Tổ quốc.

Nhưng một thời cơ mới, vận hội mới đã mở ra cho nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước phồn vinh, dân giàu nước mạnh. Những khó khăn, vấp váp to lớn của thời kỳ mới càng làm cho người Việt Nam bình tĩnh hơn, thực tế hơn, nhận rõ mình và sự nghiệp cách mạng của mình hơn để dũng cảm hướng tới tương lai.


hainam4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com