hn4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com
Full version available at http://4u.jcisio.com/r/article587.htm

Không rõ

Sử dụng ổ đĩa cứng IDE

Sơ nét về đặc tính kĩ thuật

Giao tiếp

Ổ đĩa cứng đang được dùng đại trà hiện nay trên các máy PC gia đình là loại theo chuẩn giao tiếp IDE do tính dễ lắp ráp và giá thành thấp. Ngoài ra còn có chuẩn SCSI nhưng không thông dụng do giá thành cao, đòi hỏi phải có card SCSI riêng cũng như phần mềm quản lý các thiết bị SCSI riêng.

Lắp ráp, kết hợp và di chuyển

Máy PC cho phép bạn sử dụng 2 ổ đĩa cứng (Mainboard đời cũ) hay 4 ổ đĩa cứng (Mainboard đời mới) cùng lúc. Ðể phân biệt các ổ đĩa trên cùng 1 cáp tín hiệu, chúng ta phải xác lập bằng cách nối tắt các chân cắm được quy định cụ thể trên từng ổ đĩa (set jumper). Nhà sản xuất luôn cung cấp sơ đồ set jumper kèm theo ổ đĩa của mình vì nếu thiếu, chỉ có cách là set "mò" hay dựa trên ổ đĩa khác.

Chú ý: Bạn phải hiểu về nguyên lý, máy tính xem ổ đĩa cứng là 1 thiết bị IDE hay nói một cách khác, máy PC cho phép bạn sử dụng tối đa 4 thiết bị IDE nối vào 2 dây cáp. ổ đĩa CDROM theo chuẩn giao tiếp IDE cũng được xem là 1 thiết bị IDE nên sẽ được tính vào tổng số nầy.

Các quy ước khi lắp ráp, kết hợp ổ đĩa:

Dây cáp: Cáp tín hiệu của ổ đĩa cứng có 3 đầu nối giống y nhau. 1 đầu để gắn vào đầu nối IDE trên Card I/O hay mainboard, 2 đầu còn lại để gắn vào đầu nối trên 2 ổ đĩa cứng. Khi cắm dây, chú ý cắm sao cho vạch sơn đỏ ở cạnh cáp nối với chân số 1 của đầu nối. Thường chân số 1 được quy ước như sau:

Trên mainboard hay trên card I/O: Cạnh có ghi số 1 hay có dấu chấm tròn hay dấu tam giác.

Chú ý: Có hãng sản xuất, đã ngừa trường hợp cắm ngược cáp bằng cách bỏ bớt 1 chân ở đầu nối trên mainboard, và bít 1 lổ tương ứng ở đầu nối trên cáp.

Trên ổ đĩa: Cạnh có ghi số 1 hay vạch sơn đỏ trên cáp nằm sát dây cắm nguồn.

Chú ý: Có hãng sản xuất, đã ngừa trường hợp cắm ngược cáp bằng cách bỏ bớt 1 chân ở đầu nối trên ổ đĩa cứng, và bít 1 lổ tương ứng ở đầu nối trên cáp.

Khi nối cáp, cố gắng xoay trở đầu cáp sao cho đoạn dây đi từ mainboard hay Card I/O đến ổ đĩa cứng là ngắn nhất. Thậm chí bạn có thể nối đầu giữa lên Mainboard, 2 đầu bìa lên ổ đĩa cứng.

Ổ đĩa: Giữa 2 nhóm ổ đĩa 1,2 và 3,4 phân biệt bởi hai dây cáp gắn vào 2 đầu nối Pri (thứ nhất 1,2) hay Sec (thứ nhì 3,4). Giữa ổ đĩa 1,2 hay 3,4 phân biệt bằng cách set Jumper trên mỗi ổ đĩa là Master (1,3) hay Slave (2,4).

- Trên ổ đĩa có các set sau:

Master (single): Chỉ sử dụng 1 ổ đĩa duy nhất.

Master (dual): ổ nầy là master nhưng có kết hợp với ổ khác.

Slave: ổ nầy là slave.

Cable Selec: Xác lập master hay slave bằng cáp (giống ổ đĩa mềm)

Thông thường bạn nên set là Master (dual) hay Slave, nhưng khi dùng ổ đĩa Caviar có khi bạn bắt buộc phải set là Master (single) nó mới chịu chạy.

Ổ đĩa khởi động bắt buộc phải được set là Master và được gắn vào cáp Pri (1).

Có trường hợp 2 ổ đĩa không chịu chạy chung với nhau khi gắn cùng 1 cáp. Bạn phải sử dụng 2 cáp cho 2 ổ đĩa nầy, nếu máy bạn không có đường cáp thứ 2 bạn buộc phải đổi ổ đĩa khác (hay xảy ra với ổ Caviar của WD).

Chú ý: Trong số những cải tiến trong BIOS của mainboard P5, quan trọng và có ích trong sử dụng là phần BOOT máy. Cải tiến nầy giúp bạn khỏi mất thì giờ đặt lại các jumper cho ổ đĩa cứng khi chuyển đổi.

Bạn có thể chọn lựa cho Boot máy bằng ổ đĩa mềm A, ổ đĩa CD ROM, ổ đĩa SCSI, ổ đĩa cứng C hay D, E, F (nếu có). Nghĩa là ngoài các ổ đĩa truyền thống như A, C, bạn có thể cho Boot bằng CD ROM và bất cứ ổ đĩa cứng vật lý nào đang có trên máy mà không cần phân biệt chúng đang là Master hay Slave, là IDE hay SCSI.

Thí dụ: Máy bạn có ổ đĩa A, 1 ổ đĩa CDROM (G), 3 ổ đĩa cứng IDE (C, D, E), 1 ổ đĩa cứng SCSI (F). Bạn có quyền chỉ định cho khởi động bằng ổ đĩa nào trong số các ổ đĩa nầy (A, C, D, E, F, G) cũng được.

Khi bạn sử dụng Win97 (OSR2 hay Memphis), bạn không cần khai báo ổ đĩa cứng thứ 2 trở đi trong Bios (kể cả ổ mềm). Win97 tự biết các ổ đĩa nầy và đặt tên cho chúng tiếp theo tên ổ đĩa Logic cuối cùng trên ổ đĩa vật lý có khai báo. Dĩ nhiên là khi đó chúng không thể khởi động được do không có khai báo.

Tuổi thọ

Tuổi thọ của ổ đĩa cứng chính là tuổi thọ của các thành phần di chuyển trong cấu tạo ổ đĩa. ổ đĩa có 2 mô tơ chính là mô tơ quay đĩa và mô tơ dịch chuyển đầu từ. Để đảm bảo tốc độ truy xuất cao của ổ đĩa, ổ đĩa cứng bắt buộc phải quay liên tục từ khi bạn mở máy cho đến khi bạn tắt máy và đầu từ luôn luôn treo lơ lửng phía trên mặt đĩa 1 khoảng cách cực nhỏ bởi 1 lớp đệm khí được tạo ra do tốc độ quay nhanh (khi ổ đĩa ngưng quay, đầu từ sẽ "đáp" lên trên mặt đĩa do mất lớp đệm khí. Để an toàn, hãng sản xuất tạo vị trí đáp tự động cho đầu từ khi tắt máy). Như vậy mô tơ quay đĩa có chế độ làm việc nặng nhất và tuổi thọ của nó quyết định tuổi thọ của ổ đĩa. Hay nói 1 cách khác, tuổi thọ của ổ đĩa tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng máy chớ không tuỳ thuộc vào thời gian truy xuất ổ đĩa như đĩa mềm.

Về nguyên tắc kỹ thuật trong việc sử dụng động cơ, càng ít lần tắt mở động cơ càng thọ. Như vậy khi bạn cho máy chạy liên tục 24/24, ổ đĩa cứng của bạn sẽ đạt thời gian sử dụng tối đa. Đối với máy gia đình, do việc sử dụng không liên tục (mỗi ngày mở máy vài lần) nên tuổi thọ ổ đĩa có giảm nhưng bù lại thời gian sử dụng thực sẽ kéo dài hơn (thí dụ: ổ đĩa nếu chạy liên tục 24h/ngày sẽ thọ thọ 10.000giờ tức là 417 ngày thực tế, nếu chạy không liên tục 8h/ngày, tuổi thọ giảm còn 7.000giờ nhưng sẽ là 875 ngày thực tế). Việc tắt mở máy còn làm tăng nguy cơ va chạm đầu từ với mặt đĩa, tạo hư hỏng không phục hồi được. Do đó bạn càng hạn chế việc tắt mở máy càng tốt.

Trong Bios các máy mới thường hay có mục chỉ định ngừng ổ đĩa cứng khi không hoạt động sau 1 thời gian nhất định (Power Manager). Chúng tôi khuyên bạn đừng sử dụng mục nầy vì nó chỉ có tác dụng trên những máy xách tay là loại máy mà người ta chấp nhận giảm thọ tất cả các linh kiện trong máy để đổi lấy thời gian sử dụng pin lâu. Nếu bạn thích sử dụng mục nầy thì cứ thử và chú ý tiếng kêu của ổ đĩa khi chuyển trạng thái hoạt động, có thể bạn sẽ cảm thấy tội nghiệp ổ đĩa của bạn.

BIOS setup

Sau khi lắp ráp ổ đĩa, bạn phải làm thủ tục khai báo trong Bios để máy chấp nhận cho ổ đĩa là 1 thành phần của máy. Có 2 trường hợp khai báo cho ổ đĩa dưới 528Mb và trên 528Mb.

Ổ đĩa dưới 528Mb: Khai báo bình thường trên mọi loại mainboard cũ cũng như mới. Bạn cần khai báo C (cylinder) H (head) S (sector) theo số liệu nhà sản xuất ghi trên nhản hay dùng Auto Detect IDE.

Ổ đĩa trên 528Mb: Đối với các mainboard đời mới, bạn cần khai báo C (cylinder) H (head) S (sector) theo số liệu nhà sản xuất ghi trên nhản sau đó chọn thêm mục LBA hay dùng Auto Detect IDE rồi chọn thông số do Bios đề nghị có kèm LBA. Đối với mainboard đời cũ không có mục LBA, bạn không thể sử dụng được phần dung lượng trên 528Mb của ổ đĩa thông qua Bios, bạn bắt buộc phải dùng chương trình Disk Manager của hãng sản xuất ổ đĩa cứng (Quantum, WD, Ontrack...), chương trình nầy cũng đảm trách luôn việc Fdisk và Format cho ổ đĩa (đặc tính của chương trình nầy chúng tôi sẽ bàn sau).

Quản lí, sử dụng

Cách quản lí của hệ điều hành

Đặc điểm quan trọng mà người sử dụng cần hiểu rõ là cách cấp phát không gian đĩa để chứa file của hệ điều hành. Mỗi hệ điều hành có 1 cách quản lý khác nhau, chúng tôi chỉ chú trọng bàn về Dos, Win95 và sẽ nói sơ về Win NT.

Dos, Win 95: Tùy theo dung lượng của ổ đĩa Logic mà đơn vị cấp phát cho tập tin thay đổi theo. Cụ thể như sau:

Dung lượng ổ đĩa LogicĐơn vị cấp phát (cluster)
đến 31,5Mb512Byte
trên 31,51Kb
trên 64Mb2Kb
trên 127Mb4Kb
trên 254,9Mb8Kb
trên 504,9Mb16Kb
trên 1Gb32Kb
trên 2Gb64Kb

Cách cấp phát trên có nghĩa là tuỳ theo file của bạn có kích thước bao nhiêu mà hệ điều hành sẽ cấp phát số đơn vị (cluster) tương ứng. Dung lượng đơn vị phải bằng hoặc lớn hơn dung lượng file cần chứa, nếu trong 1 đơn vị cấp phát còn dư cũng sẽ bị bỏ, không dùng chứa file khác được. Thí dụ: Trên ổ đĩa 860Mb. Nếu file 234byte sẽ được cấp 1 cluster 16Kb, Nếu file 50Kb sẽ được cấp 4 cluster 64Kb.

Như vậy trên ổ đĩa logic có dung lượng lớn, bạn chứa file nhỏ càng nhiều, bạn càng bị mất dung lượng đĩa do có những khoảng bị bỏ trống quá nhiều. Điều nầy dẩn đến việc cần phải tính toán chia ổ đĩa Logic sao cho kích thước Cluster là có lợi nhất tuỳ theo thực tế sử dụng.

Win NT: Nói tổng quát, Win NT có thể sử dụng cách quản lý đĩa của Dos, Win 95 để bạn có thể sử dụng đồng thời Win NT và Dos, Win 95 trên cùng 1 máy. Nhưng Win NT cũng có 1 cách quản lý riêng của mình là đơn vị cấp phát lớn tối đa chỉ có 4Kb cho ổ đĩa logic trên 254,9Mb và không có bất kì hệ điều hành nào có thể sử dụng được ổ đĩa do Win NT quản lý theo kiểu riêng.

Sử dụng

Để sử dụng được ổ đĩa cứng với hệ điều hành Dos/Win 95, bạn phải tiến hành các thủ tục sau:

Fdisk: chương trình dùng để chỉ định cho hệ điều hành quản lý ổ đĩa như thế nào.

Format: Định dạng đĩa theo tiêu chuẩn quy định của hệ điều hành để hệ điều hành có thể sử dụng được ổ đĩa.

Trong trường hợp bạn mới ráp máy hay làm lại ổ đĩa master của mình, bạn phải khởi động bằng đĩa mềm rồi mới dùng chương trình được chứa trên đĩa mềm mà tiến hành thao tác với ổ đĩa cứng.

Cách làm đĩa mềm khởi động như sau:

Cách sử dụng fdisk

Khi bạn đánh lịnh Fdisk, màn hình đầu tiên như sau:

FDISK Options

Current fixed disk drive: 1

Choose one of the following:

1. Create DOS partition or Logical DOS Drive

2. Set active partition

3. Delete partition or Logical DOS Drive

4. Display partition information

5. Change current fixed disk drive

Enter choice: [1]

Giải thích:

1. Create DOS partition or Logical DOS Drive: Tạo khu vực trên đĩa (có thể là 1 phần, có thể là toàn bộ) và tạo ổ đĩa Logic cho Dos sử dụng.

Trong mục nầy còn có các mục con sau:

Create DOS Partition or Logical DOS Drive

Current fixed disk drive: 1

Choose one of the following:

1. Create Primary DOS Partition

2. Create Extended DOS Partition

3. Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

- Đầu tiên bạn phải tiến hành mục 1 tức là tạo Partition Dos thứ nhất. Vùng nầy có đặc điểm là chỉ chứa 1 ổ đĩa duy nhất có dung lượng chiếm toàn bộ không gian vùng và chỉ ổ đĩa nầy được phép khởi động. Nếu bạn không chia nhỏ ổ đĩa cứng vật lý thì bạn cho vùng nầy chiếm toàn bộ ổ đĩa vật lý và quá trình fdisk kể như hoàn tất, Dos sẽ tự động chỉ định cho ổ đĩa nầy là ổ khởi động. Nếu bạn muốn chia nhỏ ổ đĩa, bạn chỉ định kích thước cụ thể cho vùng nầy rồi tiến hành mục 2.

- Mục 2 tạo vùng đĩa mở rộng dành cho Dos. Dung lượng là không gian còn lại của ổ đĩa vật lý hay chỉ 1 phần nếu bạn muốn dự trữ 1 vùng riêng ngoài tầm kiểm soát của Dos (dành cho hệ điều hành khác) gọi là vùng Non Dos. Vùng Dos mở rộng nầy sẽ chứa tất cả các ổ đĩa Logic mà bạn muốn tạo và bạn tiến hành tạo chúng bằng mục 3.

Khi tạo ổ đĩa Logic bạn nên chú ý là đừng nên tạo quá nhiều (tốt nhất là 2) vì dung lượng còn trống sẽ bị phân tán trên từng ổ đĩa Logic khiến cho việc cài đặt các chương trình lớn trở nên khó khăn. Ngoài ra nếu bạn có nhiều ổ đĩa vật lý, bạn cần chú ý cách gán tên ổ đĩa Logic của Dos như sau:

Dos đặt tên theo thứ tự ABC và gán cho vùng Pri trên mỗi ổ đĩa vật lý trước (theo thứ tự ổ đĩa vật lý) sau đó mới đến các ổ đĩa Logic trên vùng Ext của từng ổ đĩa theo thứ tự. Thí dụ: Có 2 ổ đĩa vật lý, trên ổ đĩa master (1) chia 1 Pri, 2 Logic, trên ổ đĩa Slave (2) chia như ổ 1. Chúng sẽ được gán tên như sau: ổ 1 có C (Pri), E, F (Logic). ổ 2 có D (Pri), G, H (Logic). Thứ tự gán tên rất quan trọng nếu sơ ý sẽ dẩn đến việc Format sai ổ đĩa.

2. Set active partition: Chỉ định ổ đĩa được phép khởi động. Theo quy định của Dos, chỉ có ổ đĩa nằm trong Pri Partition mới được phép active (Ổ đĩa C). Mục nầy chỉ dùng khi bạn không cho vùng Pri chiếm toàn bộ dung lượng ổ đĩa vật lý.

3. Delete partition or Logical DOS Drive: Xoá bỏ những gì bạn tạo trong mục 1. Theo quy định của Dos, quá trình xóa phải ngược lại với quá trình tạo, nghĩa là cái gì tạo đầu tiên phải được xoá sau cùng và ngược lại.

Trong mục nầy có các mục con:

Delete DOS Partition or Logical DOS Drive

Current fixed disk drive: 3

Choose one of the following:

1. Delete Primary DOS Partition

2. Delete Extended DOS Partition

3. Delete Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

4. Delete Non-DOS Partition

Trong mục nầy bạn phải tiến hành ngược từ dưới lên trên tức là tiến hành theo thứ tự 4,3,2,1.

4. Display partition information: Hiển thị tình trạng hiện tại của ổ đĩa cứng. Mục nầy bạn nên chọn đầu tiên để tránh tình trạng thao tác lộn ổ đĩa.

5. Change current fixed disk drive: Chọn ổ đĩa vật lý để thao tác.

Khi bạn Fdisk trên ổ đĩa cứng nào (logic hay vật lý) toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa đó sẽ bị xoá. Fdisk chỉ dùng cho ổ đĩa cứng, bạn không thể Fdisk ổ đĩa mềm.

Cách sử dụng FORMAT

Việc phân vùng, tạo ổ đĩa Logic giống như mới quy hoạch miếng đất trống. Muốn sử dụng bạn còn phải cất nhà và đó là nhiệm vụ của Format.

Format được dùng cho đĩa cứng lẩn đĩa mềm và gần như là chương trình thông dụng khi sử dụng máy tính. Nhưng Format có 2 tính năng chưa được đánh giá đúng mức là format triệt để (/u) là quá trình kiểm tra đĩa kỹ lưỡng nhất và format /q (format nhanh) là cách xoá đĩa có nhiều file nhanh nhất.

Công dụng chính của Format /u là định dạng ổ đĩa theo đúng tiêu chuẩn của hệ điều hành. Bạn hãy tưởng tượng như việc san bằng mọi thứ hiện có trên miếng đất, chia lô rồi cất nhà, chia phòng, đặt số nhà, lên sơ đồ...để chứa hàng hoá sau này. Có nghĩa là làm mới toàn bộ, xoá bỏ hết cái cũ. Trong quá trình xây dựng nó còn kiểm tra đánh dấu vị trí xấu không sử dụng được.

Công dụng của Format /q là không làm gì có ảnh hưởng đến hàng hoá hiện chứa trên miếng đất, mọi xây dựng cũ vẩn giữ nguyên. Nó chỉ làm một việc đơn giản là tuyên bố toàn bộ khu vực nầy hiện đang trống, chưa có gì cả. Khi nào có hàng hoá mới gởi vào nó mới tống cái cũ đi để chứa.

Cách làm cho đĩa cứng khởi động đưôc

Sau khi bạn Fdisk xong, bạn có thể dùng lịnh Format c: /s để vừa định dạng vừa làm cho ổ đĩa cứng khởi động được.

Trong trường hợp đĩa cứng đã format sẫn, bạn có thể cho khởi động bằng đĩa mềm rồi dùng lịnh SYS để chuyển các file hệ thống từ đĩa mềm xuống đĩa cứng, giúp cho đĩa cứng tự khởi động được.

Nếu Sys từ đĩa mềm, hệ điều hành trên đĩa cứng sẽ giống y như đĩa mềm. Do đó cần cẩn thận chọn đĩa mềm đúng hệ điều hành khi muốn dùng lịnh Sys.

Boot bằng DOS hay Windows 95

Để cho đĩa cứng khởi động bằng Dos version nào, bạn chỉ cần có đĩa mềm khởi động version đó rồi Sys xuống mà không cần phải cài lại nguyên bộ Dos hay Windows 95

Trên đĩa mềm nên có thêm các file Fdisk, Format, Sys, Himem, Emm386, Smartdrv...cùng hệ điều hành.

Khi Sys cho Windows 95, bạn phải tạo lại thông tin trong file MSDOS.SYS thì Windows mới chạy được. Thí dụ:

Mã lệnh
[Paths]
WinDir=C:\MEMPHIS
WinBootDir=C:\MEMPHIS
HostWinBootDrv=C
[Options]
BootMulti=1
BootGUI=1
BootWin=1
Network=1

Trong nội dung nầy quan trọng nhất là phần [Paths]. Phần nầy thay đổi tuỳ theo thực tế trên từng máy.

Giải thích:

WinDir=C:\MEMPHIS: Tên và địa chỉ của thư mục chứa Windows 95.

WinBootDir=C:\MEMPHIS: Tên và địa chỉ của thư mục chứa file hệ thống cần thiết khi khởi động của Windows 95.

HostWinBootDrv=C: Tên ổ đĩa khởi động.

Boot 2 hệ điều hành

- Nếu đã có Dos: Bạn đổi các file

Command.com thành Command.dos . Io.sys thành Io.dos . Msdos.sys thành Msdos.dos . Autoexec.bat thành Autoexec.dos . Config.sys thành Config.dos

Rồi Sys Windows 95 từ đĩa mềm xuống. Cuối cùng tạo lại Msdos.sys giống như phần trên.

- Nếu đã có Windows 95: Bạn chép (copy) các file đã liệt kê của Dos xuống đĩa cứng và đổi đuôi là Dos. Cụ thể như: Command.dos, Io.dos, Msdos.dos, Autoexec.dos, Config.dos. Thêm dòng BootMilti=1 vào file Msdos.sys của Windows 95.

  • Nếu dùng Windows 95 bản OSR2 (950B), khi copy bạn đổi Io.sys thành IBMBIO.COM, Msdos.sys thành IBMDOS.COM. Các file khác vẫn như cũ. Cụ thể như: Command.com thành Command.dos, Io.sys thành Ibmbio.com, Msdos.sys thành Ibmdos.com, Autoexec.bat thành Autoexec.dos, Config.sys thành Config.dos Đồng thời bạn phải xóa file MSDOS.DOS nếu có hiện diện trong thư mục gốc.
  • Bạn phải sửa chữa các đường dẫn trong Autoexec.bat, Autoexec.dos và Config.sys, Config.dos cho đúng với tình trạng của từng hệ điều hành ví có 1 số file hệ thống không thể dùng "lẫn lộn" được.
  • Sử dụng disk manager của hãng sản xuất đĩa cứng

    Có nhiều chương trình Disk Manager do các hãng sản xuất đĩa cứng đưa ra (Quantium, WD, Ontrack, Conner...), mục đích là giúp cho người dùng có thể sử dụng ổ đĩa lớn hơn 504MB trên máy đời cũ có BIOS không nhận biết được những ổ đĩa dung lượng lớn nầy.

    Khi sử dụng các chương trình nầy, bạn nên chú ý các vấn đề sau:

    Ổ đĩa có dùng Disk Manager phải là ổ đĩa khởi động, vì nếu nó không là ổ đĩa khởi động, chương trình Disk Manager của ổ đĩa nầy sẽ không được nạp khi khởi động máy, và kết quả là máy của bạn không thể nhận diện cũng như sử dụng được ổ đĩa nầy.

    Chương trình nầy chỉ nên sử dụng trên các máy đời cũ (386), không nên sử dụng trên các máy đời mới (486, 586...) có BIOS hỗ trợ LBA. Vì nó không tương thích với Windows 95.

    Để "dụ khị" người sử dụng, các chương trình luôn luôn dùng đơn vị tính: 1MB=1000000Byte, khác với đơn vị tính của Dos là: 1MB=1048576Byte. Như vậy dung lượng ổ đĩa do các chương trình nầy báo cáo lớn hơn khoảng 5% dung lượng do Dos báo cáo.

    Khi bạn đã cài chương trình nầy, nó sẽ chiếm Master Boot Record làm "của riêng" và bạn không thể nào "tống khứ" nó đi được, dù cho dù bạn có Fdisk hay format lại. Bạn phải dùng Diskedisk xoá sạch Master Boot Record rồi sau đó mới Fdisk và format lại.


    hainam4u @ Last updated 21/11/04 22:42
    Go to my homepage at http://4u.jcisio.com