Tổng quát: ổ đĩa CD-Rom có thể nghe được tất cả các đĩa nhạc dân dụng một cách độc lập qua lổ cắm Headphone hay qua Card âm thanh bằng đầu nối âm thanh 3 chấu riêng. Khi đọc đĩa dành riêng cho máy tính, 2 đường âm thanh âm thanh nầy bị vô hiệu hoá vì dữ liệu và âm thanh nếu có đều được truyền bằng cáp dẹp, đường cáp nầy bắt buộc phải nối và đâu là do thiết kế của ổ đĩa như phần trình bày dưới đây.
Hiện nay ổ CD Rom là thiết bị không thể thiếu của máy tính, vì tính kinh tế và đa dụng của nó.
Ổ CD-Rom có 3 loại giao tiếp:
- Loại có Card riêng: Loại nầy khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào Card riêng đi kèm theo ổ đĩa. Có Card cho phép bạn nối với 4 loại ổ đĩa CD-Rom khác nhau (nhưng chỉ sử dụng mỗi lần 1 ổ). Trên Card sẽ có 2 chấu cắm (L,R) giống chấu cắm của Radio Cassette để dùng cho việc nghe đĩa nhạc.
- Loại nối vào Card âm thanh: Đa số ổ đĩa CD-Rom thuộc loại nầy. Đường cáp tín hiệu phải nối vào Card âm thanh khi sử dụng. Nếu máy tính không điều khiển được Card âm thanh thì kể như không điều khiển được ổ đĩa luôn (nghĩa là nếu bạn không có đúng Driver của Card Sound thi bạn sẽ không sử dụng được o đĩa CDRom).
- Loại IDE: Các ổ đĩa đời mới thuộc loại nầy, đường cáp tín hiệu dùng chung với cáp ổ đĩa cứng. Trên ổ đĩa CD-Rom cũng có các Jump để xác lập là ổ đĩa chính (master) hay ổ đĩa phụ (slave). Tuy nhiên bạn không cần khai báo trong Bios Setup, vì ta phải dùng phần mềm để điều khiển nó giống như khi bạn sử dụng ổ đĩa cứng theo chuẩn giao tiếp SCSI.
Tốc độ của CD-Rom cho ổ dưới 12 được tính như sau: 150Kb cho tốc độ x1, như vậy nếu x2 là 300Kb, x4 là 600Kb, x6 là 900Kb. ổ trên 12 do thiết kế đặc biệt nên đọc ở tâm đĩa chậm hơn ngoài rià đĩa và chỉ ở ngoài rìa mới đạt được tốc độ tối đa như quảng cáo.
Khi mua ổ đĩa CD-Rom, bạn nên chú ý các phẩm chất sau:
Buffer: dung lượng Ram cache gắn trên ổ đĩa, dung lượng nầy càng cao càng tốt và ổ đĩa càng mắc tiền. Dung lượng Buffer thường là 32Kb, 64Kb, 128Kb, 256Kb.
Chuẩn tương thích: Càng tương thích với nhiều chuẩn càng tốt, tối thiểu phải tương thích với những chuẩn sau: CD-CA, CD-ROM (mode 1, mode 2, Mixer mode, Multi session Photo CD, MPC2...). Tương lai chúng ta sẽ sử dụng nhiều loại đĩa CD ghi được nên chuẩn Multi session phải có để đọc chúng.
Cách lấy đĩa ra khi máy không có điện: Có nhiều cách lấy đĩa khi không có điện, thường là có một lổ nhỏ ở mặt trước máy, phiá dưới hộc chứa đĩa. Khi muốn lấy đĩa ra, bạn chọt một que nhỏ vào lổ nầy (ổ đĩa Sony) hay dùng một cây vặn vít nhỏ chọt vào lổ và vừa vặn vít vừa dùng tay kéo học ra (các ổ đĩa khác). Có loại ổ đĩa rẻ tiền không cho bạn lấy đĩa ra khi không có điện.
Đi kèm theo ổ đĩa CD-ROM phải có sách hướng dẫn và đĩa mềm chứa chương trình điều khiển.
Card âm thanh có rất nhiều chủng loại giá chênh lệch rất khũng khiếp. Mắc nhất và chất lượng cao nhất là của hãng Creative, rẻ nhất và chất lượng thấp nhất là của Trung Quốc. Rất khó đành giá chất lượng Card âm thanh bằng cách nghe vì không có cơ sở để so sánh nên nhiều người chọn mua loại rẻ tiền mà quên rằng vấn đề chuẩn rất quan trọng, các Card âm thanh của các hãng khác thường quảng cáo là tương thích hoàn toàn với Sound Blaster của Creative nhưng thực chất lại không phải như vậy. Tất cả các phần mềm Multi Media muốn phát hành rộng rải đều phải nhận diện và sử dụng được Card Sound Blaster vì đây là chuẩn về Card âm thanh, còn các loại vô danh khác nó không cần quan tâm. Do đó sử dụng Card Sound Blaster là bạn hoàn toàn an tâm cài đặt bất cứ chương trình nào, còn nếu sử dụng Card vô danh thì bạn coi chừng phần mềm không điều khiển được và cả bộ vừa Card âm thanh, vừa CD-Rom đều vô giá trị.
Các bạn chú ý cho vấn đề sau: Card 8Bit, 16Bit, 32Bit là nói về việc xữ lý âm thanh chớ không có liên quan gì đến tốc độ vận chuyển dữ liệu. Trong việc xữ lý âm thanh, Card càng nhiều Bit cho chất lượng ghi phát âm thanh càng cao. Đối với người sử dụng bình thường chỉ cần Card 16Bit là quá tốt (không thua gì dàn máy HIFI). Card 32Bit chỉ cấn thiết cho dân chuyên nghiệp soạn nhạc có sử dụng Organ điện tử kết nối vào cổng MIDI của Card âm thanh. Card 8Bit khi xữ lý các file âm thanh thì tốt nhưng khi nghe đĩa CD nhạc thì thật dở gần như trở thành MONO, do đó khi nghe CD nhạc bạn nên nghe bằng lổ Headphone có chất lượng cao hơn khi nghe qua card sound vì không bị card nầy xữ lý bậy bạ.
Thông thường khi mua Card âm thanh, ngoài sách hướng dẫn còn có thêm vài đĩa mềm hay có khi là đĩa CD chức các chương trình điều khiển và các chương trình tiện ích về âm thanh kèm theo.
Hiện nay ổ đĩa CD-ROM x2 và Card âm thanh 16Bit chỉ còn khoảng 200US cho cả bộ. Đây là tình trạng đáng mừng, nhưng chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân tuột giá nhanh như vậy vì chúng tôi sợ tình trạng "remark" cho ổ đĩa CD-ROM (tốc độ 1 sửa thành tốc độ 2) hay là làm giả nhản hiệu các hãng danh tiếng.
Do ổ đĩa CD-Rom đã bắt đầu thông dụng nên trên thị trường xuất hiện nhiều loại đĩa CD dùng lau chùi đầu đọc Laser của ổ đĩa, các bạn cũng nên kiếm mua đĩa nầy về để dành, giá chỉ khoảng 8US.
Thông dụng là đĩa 1.4Mb, đĩa 1.2Mb hầu như vắng bóng. Khi mua đĩa mềm nên chú ý: Hiện nay xuất hiện đĩa giã rất nhiều, hiệu nào cũng có giã, đừng thèm chọn loại nổi tiếng mua chi cho tốn tiền vô ích, chất lượng không hơn gì loại vô danh (bởi nó là giã), cứ việc chọn mua loại rẻ nhất mà xài là kinh tế nhất.
Khi sử dụng đĩa mềm nhớ đừng để đĩa gần vật có từ tính như: nam châm, màn hình, các bộ nguồn điện nhà...Nó sẽ bị xoá.
Đại đa số đĩa CD-ROM ta sử dụng hiện nay là của Trung Quốc sản xuất lậu, chất lượng không cao nhưng tính ra vẫn rất có ích vì giá rẻ. Ngoài ra còn có loại đĩa ghi được sản xuất tại thành phố.
Khi sử dụng đĩa CD-ROM, bạn chú ý các vấn đề sau:
Cùng 1 đĩa nhưng có ổ đọc được, có ổ không đọc được. Cùng 1 ổ nhưng cóđĩa đọc được, có đĩa không, tuỳ theo hiệu.
Nhiều khi trong một loạt đĩa, tất cả đều hư giống nhau, đó là lỗi sản xuất không khắc phục được.
Nếu đĩa bị trầy nhiều, không đọc được, bạn có thể đem đánh bóng (HTK) cho mất các vết trầy, đòi hỏi người đánh phải có tay nghề cao để khi đánh, mặt đĩa không bị dợn sóng do mòn không đều. Hiện nay cũng đã có bán các dụng cụ đánh bóng đĩa CD bằng tay giá khoảng vài chục ngàn VN.
Đĩa CD loại ghi được, có thể ghi nhiều lần đến khi nào hết dung lượng đĩa thì thôi nhưng để đọc được đĩa nầy, ổ đĩa CD phải tương thích với chuẩn Multi Session. Hiện nay các chổ ghi đĩa không nhận ghi nhiều lần cho bạn vì sợ hư đĩa.