Có hình khối chữ nhật nằm trên cùng, trong hộp đi ra các đầu đây nối gồm có:
- 2 đầu cung cấp điện cho mainboard. Lưu ý khi cắm 2 đầu nối nầu phải tuân theo nguyên tắc: 4 dây đen của cả 2 đầu (mỗi đầu 2 dây) phải nằm liên tiếp sát nhau và nằm giữa.
- 4 đầu cung cấp điện cho các thành phần khác. Như: ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, CD-Rom...Nếu thiếu các bạn có thể mua loại đầu nối chia 2 để bổ sung. Các đầu nối có 2 loại: Nhỏ riêng dùng cho ổ 1.4Mb, loại nầy dể cắm lộn làm hư nguồn nên khi cắm cần quan sát kỹ chớ đừng cắm mò (2 cạng gờ của đầu nối dây phải ôm miếng đế nhựa của ổ nối). Lớn dùng cho các thiết bị khác, loại nầy có 2 cạnh bị vát nên không thể cắm ngược được.
- 1 dây cấp điện cho bảng hiện số trước mặt thùng máy. Tuỳ theo thùng máy, có thùng không cần dây cấp điện nầy.
Là bản mạch lớn nhất trong thùng máy, trên bản mạch nầy có các đầu nối để cắm CPU, RAM, CARD bổ sung.v..v...Thường bản mạch chiếm trọn 1 bên hông cũa thùng máy dạng đứng. Bản mạch nầy cần được bắt kỹ vào vách đở của thùng máy, tối thiểu phải bắt 2 ốc để tránh xê dịch theo chiều ngang và có đầy đủ các chốt đệm bằng nhựa để tránh nhún theo chiều đứng. Nếu không kỹ, khi ráp hay tháo card bổ sung dể làm bản mạch bị xộc xệch gây ra chạm mạch hay nứt mạch in do oằn.
Nên chọn loại mainboard theo chuẩn PCIchứ đừng chọn VESA Local Bus để sau nầy khi nâng cấp máy, bạn vẫn sử dụng được các card bổ sung cũ.
Được cắm trên 1 đế cắm vuông bằng nhựa, nếu là 486 trở lên thì luôn luôn có kèm theo quạt để giải nhiệt cho CPU. Cũng có vài loại CPU không có quạt mà chỉ dùng bản giải nhiệt dán cứng vào lưng CPU. Cần cẩn thận tách các dây nhợ xa khỏi quạt vì chỉ cần quạt ngưng chạy do cánh quạt chạm vào một dây dẫn nào đó là kể như quạt và CPU cùng "tiêu" một lượt.
Các mainboard 486 hay Pentium cho phép bạn thay đổi đủ loại CPU có tốc độ khác nhau, miễn là cùng họ 486 hay Pentium. Cho nên bạn có thể nâng cấp riêng con CPU theo túi tiền của bạn, nhưng khi thay đổi họ CPU, bạn phải thay luôn mainboard. Khi mua máy hay mainboard, bạn phải đòi cho được sách hướng dẫn kèm theo mainboard, nếu thiếu cuốn nầy kể như bạn không thể nào thay đổi gì trên mainboard, thậm chí không thể sửa chữa máy của bạn khi có trục trặc. Đối với mainboard PCI còn có thêm đĩa mềm chứa chương trình dành cho thành phần I/O on board.
Khi tháo ráp CPU bạn cần lưu ý cạnh có dấu chấm trên CPU phải trùng với cạnh có chấm của đế cắm. Thường cạnh nầy cũng vát xiên để dể phân biệt với 3 cạnh còn lại. Do CPU có nhiều điện thế hoạt động khác nhau nên khi thay đổi CPU cần quan tâm tới việc Set lại điện thế cung cấp cho CPU, nếu quá cao, CPU sẽ "nổ".
Là những miếng dài cắm vào các đầu nối đặc biệt dành riêng cho nó, thường có vị trí trên cùng, sát bộ nguồn của máy. Tuỳ theo thiết kế của mainboard, có 3 loại Ram là:
- 30 chân: Hay có trong các mainboard đời cũ. Gồm 2 Band, mỗi Band bắt buộc phải cắm cùng lúc 4 cây Ram giống nhau mới sử dụng được. Do bất tiện nầy nên hiện nay không còn sản xuất nữa.
- 72 chân: Các mainboard mới chỉ sử dụng loại nầy. Gồm 4 Band, mỗi Band chỉ cần 1 cây Ram là sử dụng được nên dể thay đổi hơn loại cũ. Tuy nhiên tùy theo mainboard mà vị trí Band khi cắm 1 cây có thể khác nhau, cũng có loại mainboard cho phép bạn cắm 1 cây vào bất cứ Band nào. Trong trường hợp sử dụng từ 2 cây ram trở lên, bạn bắt buộc phải có sách hướng dẫn cũa mainboard để biết phải cắm theo thứ tự nào, và tuỳ theo dung lượng cây Ram mà chúng có vị trí Band quy định khác nhau.
- 168 chân: Là loại mới nhất và nhanh nhất, mỗi cây có dung lượng 16Mb trở lên. Thường trên main board đời mới có 4 slot 72 chân và 2 slot 168 chân.
Trên thị trường cũng có xuất hiện 2 loại bản mạch gọi là ConvertRam, dùng để chuyển đổi 4 cây ram 30 chân thành 1 cây 72 chân hay 2 cây ram 72 chân thành 1 cây 72 chân. Nó rất đơn giản, dể sử dụng và rất có ích trong tình hình hiện nay, giá khoảng 20US trở lại.
Khi quan sát Card nầy hay Card I/O, ngoài việc phân biệt tên con Chip trên card, bạn cần chú ý thêm loại giao tiếp của card.
- Card 8Bit: Có 1 đoạn chân để cắm vào ổ nối.
- Card 16Bit: Có 2 đoạn chân để cắm vào ổ nối, 1 đoạn chân dài và 1 đoạn ngắn hơn.
- Card 32 Bit VESA: Có 3 đoạn chân, trong đó ngoài 2 đoạn giống card 16 Bit còn có thêm đoạn thứ 3 có xẻ 1 rảnh nhỏ.
- Card 32Bit PCI: Chỉ có 1 đoạn chân ngắn, có xẻ 1 rảnh nhỏ.
Phải dùng Card 32Bit cho máy 486 trở lên. Trong trường hợp bạn mua mainboard PCI thì không có Card I/O vì thành phần nầy nằm luôn trên mainboard (I/O on board).
Card 16 Bit có thể sử dụng được trên cả mainboard PCI và VESA, nhưng Card 32 Bit VESA chỉ sử dụng được trên mainboard theo chuẩn VESA và tương tự vậy cho Card PCI.
Đi kèm với Card màn hình Và Card I/O là đĩa mềm chứa các chương trình điều khiển dành riêng cho Card của hãng sản xuất và tài liệu hướng dẫn sử dụng cũng như tháo ráp card. Khi mua các bạn nhớ đòi cho được mấy thứ nầy.
Thường hiện nay bạn chỉ cần ráp loại 1.4Mb, vì loại 1.2Mb không còn thông dụng và giá mắc hơn. Cách kiểm tra ổ đĩa mềm hay nhất là bạn thử cho format 1 đĩa mềm, chép chương trình lên đĩa rồi đem qua máy khác đọc và cho ổ đĩa đọc 1 đĩa mềm được format, ghi bằng máy khác. Nếu ổ đĩa không format được hay chỉ đọc được đĩa do chính nó ghi thì bạn phải đổi ổ đĩa khác.
Nên mua loai IDE vì dể sử dụng và giá rẻ. Luôn luôn đòi hỏi người bán ghi chính xác dung lượng và nhản hiệu ổ đĩa cứng vào hoá đơn vì đây là thiết bị quan trọng, mắc tiền và nếu hư thì quả là 1 tai họa lớn cho người sử dụng. Kèm theo ổ đĩa dung lượng trên 528 Mb phải có đĩa mềm chứa chương trình điều khiển ổ đĩa của hãng sản xuất, không có chương trình nầy bạn không thể dùng ổ đĩa trên các máy 386 hay 486 đời cũ do Bios các máy nầy không chấp nhận ổ đĩa lớn hơn 528 Mb.
Trong trường hợp bạn mua mainboard đời mới, bạn có thể vào Bios Setup khai báo loại ổ đĩa dung lượng cao nầy và sử dụng bình thường như các ổ đĩa loại nhỏ, không cần dùng chương trình quản lý đặc biệt chi cho rắc rối.