Bản dịch này được thực hiện bởi Đào Thị Phương Dung và Hàn Thanh Hà từ nguyên bản tiếng Anh "Accessing The Internet By e-mail - Doctor Bob's Guide to Offline Internet Access". Tác giả bản tiếng Anh chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để truyền đạt đầy đủ và chính xác các thông tin từ nguyên bản. Tuy nhiên chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào - trực tiếp hay gián tiếp - gây ra từ việc sử dụng các thông tin được cung cấp ở đây, cũng như những sai sót trong dịch thuật, các lỗi đánh máy hay độ chính xác của các thông tin được cung cấp.
Chúng tôi rất trân trọng mọi ý kiến góp ý của các bạn.
Địa chỉ: Hàn Thanh Hà - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Biệt thự 16B1 đồi Ngọc Tước, đường Võ Thị Sáu, thành phố Vũng Tàu. Điện thoại: 84 - 64 - 852502 Fax: 84 - 64 - 859080
Bản dịch hoàn thành ngày 5 tháng 5 năm 1998.
Bạn không có khả năng truy cập trực tiếp Internet qua hệ thống BBS hoặc các dịch vụ trực tuyến khác? Bạn không cô đơn. Rất nhiều quốc gia trên thế giới nối kết với Internet cũng chỉ có khả năng truy cập e-mail vào mạng máy tính toàn cầu này.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy điều này thật hạn chế thì xin hãy đọc tiếp. Bạn vẫn có thể truy cập vào hầu hết các kho tàng thông tin trên Internet bằng cách sử dụng e-mail. Có lẽ bạn đã từng nghe nói đến FTP, Gopher, Archie, Veronica, Finger, Usenet, Whois, Netfind, WAIS, và World-Wide Web nhưng bạn lại nghĩ rằng bạn chẳng thể có được những thứ xa xỉ đó vì bạn không thể truy cập trực tiếp đến Internet.
Không hẳn vậy! Chỉ dùng các lệnh e-mail đơn giản, bạn vẫn có thể để truy cập tới tất cả các dịch vụ trên và rất nhiều thứ khác trên Internet. Và thậm chí ngay cả khi bạn có khả năng truy cập trực tiếp vào Internet thì truy cập bằng e-mail cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Nếu bạn có thể gửi e-mail tới một địa chỉ trên Internet, bạn đang trong cuộc chơi.
Tôi khuyên các bạn trước hết hãy đọc toàn bộ tài liệu này và sau đó thử nghiệm những kỹ thuật được đề cập đến. Theo cách này, bạn sẽ có khả năng bao quát rộng hơn về các nguồn thông tin có sẵn, biết khái niệm về các công cụ mà bạn có thể làm việc, và phương pháp tốt nhất để tìm kiếm những thông tin có ích cho bạn.
Đã có quá nhiều thông tin trên Internet đang hành hạ người đọc với những chi tiết về lịch sử, các thành phần hợp thành và các giao thức phức tạp của Internet. Nếu như bạn đang tìm những thứ đó, bạn sẽ thất vọng vì đây là một tài liệu hướng dẫn thực hành chứ không phải một cuốn sách lịch sử.
Khi bạn mua một chiếc xe mới, chắc hẳn bạn sẽ không đọc nguyên cuốn tiểu sử về Henry Ford trước khi bạn ngồi vào xe và nổ máy lướt đi, cũng như khi bạn có một chiếc máy tính cá nhân mới thì chắc sẽ không ai bắt bạn phải đọc về thiết kế logic trước khi bạn có thể bắt đầu với Leisure Suit Larry hay là WordPerfect.
Vậy nếu như bạn thuộc típ người luôn muốn bỏ bớt những khái niệm rắc rối và nhanh chóng thực hành thì bạn đã tìm đúng chỗ. Tôi sẽ không làm cho bạn chán ngắt với những chi tiết mà tôi sẽ đưa ra cho các bạn một định nghĩa ngắn gọn về Internet. Sau đó tôi mong các bạn hãy tự tìm hiểu thêm và trong quá trình sử dụng các kỹ năng của bạn cũng sẽ dần được nâng cao.
Internet (danh từ) - Là một mạng phân nhánh của các mạng máy tính trên toàn thế giới, nối liền các chính phủ, các tổ chức quân sự, thương mại và giáo dục cũng như các cá nhân thành một mạng lưới dịch vụ máy tính rộng khắp cùng chia xẻ với nhau các nguồn thông tin và tài nguyên. Một tập hợp các công cụ khai thác và các quy ước chung về mạng được sử dụng để tạo cho Internet một dáng vẻ của một mạng máy tính diện rộng đồng nhất, mặc dù trên thực tế các máy tính nối mạng Internet sử dụng đủ loại phần cứng và phần mềm khác nhau.
Tài liệu này có tính chất vừa lý thuyết vừa thực hành, vì vậy bạn sẽ gặp rất nhiều các lệnh thực hành cũng như các địa chỉ Internet được nêu ra ở đây. Bạn cũng sẽ nhận thấy có vài chỗ văn bản được chèn thêm những khoảng trắng cho dễ đọc. Khi thực hành các lệnh, các bạn đừng thêm những khoảng trắng thừa này vào!
Và bạn cũng thấy những đoạn như "
Hầu hết các máy chủ e-mail chỉ hiểu một tập nhỏ các lệnh và chúng sẽ không dễ tính lắm nếu như bạn gửi đến cho chúng những lệnh mà chúng không hiểu. Vì vậy chỉ điền những lệnh xác định trong phần SUBJECT hoặc phần BODY trong thân thông điệp, đừng đưa thêm các dòng thừa như chữ ký hay các thứ khác.
Trừ khi được chỉ định rõ, bạn hãy bỏ trống phần SUBJECT và/hoặc BODY của thông điệp. Nếu phần mềm e-mail của bạn đòi hỏi phần SUBJECT hoặc BODY không được để trống, chỉ cần điền "XYZZY" hay những thứ vô nghĩa tương tự.
Bạn cũng nên bảo đảm rằng bạn đã để 1 dòng trống giữa phần tiêu đề và phần BODY của thông điệp. Và cũng hết sức chú ý đến chữ hoa/chữ thường trong tên các thư mục và tên file khi gửi đến các máy chủ e-mail. Trong đa số trường hợp nó là rất quan trọng.
Chú ý đặc biệt: Hầu hết các máy chủ e-mail liệt kê trong danh sách này được điều hành bởi những người tình nguyện từ các cơ quan hoặc trường học. Nếu bạn lạm dụng hay khai thác chúng không đúng thì rất có thể chúng sẽ đột ngột bị đóng cửa. Điều này đã thực sự xảy ra đối với một số máy chủ thường sử dụng, vì vậy xin hết sức lưu ý.
Nếu bạn có khả năng truy cập trực tiếp Internet, hãy để những người kém may mắn hơn dùng các máy chủ e-mail. Hãy giới hạn lượng thông tin trao đổi ở mức 1MB mỗi ngày. Đừng làm ngộp máy chủ với quá nhiều yêu cầu cùng một lúc.
FTP là viết tắt của "file transfer protocol" (thủ tục truyền file), và là một phương pháp để truy cập đến các file được lưu trữ trên một hệ thống máy tính khác. Các file tại các địa chỉ FTP thường được lưu trữ theo cấu trúc thư mục hình cây (hoặc cấu trúc folder phân lớp đối với các máy Macintosh) thành từng chủ đề khác nhau.
Khi truy cập đến một địa chỉ FTP bằng kết nối trực tiếp với Internet, bạn phải chỉ ra địa chỉ, đăng nhập vào đó bằng mật khẩu, tìm đến thư mục mong muốn và lựa chọn các file muốn lấy về máy của mình.
Sử dụng FTP qua e-mail cũng tương tự như vậy, ngoại trừ là bạn truy cập vào một địa chỉ FTP nào đó bằng cách thông qua một máy chủ "FTPMail" đặc biệt sẽ thay bạn đăng nhập vào hệ thống FTP và gửi trả lại cho bạn các file mà bạn yêu cầu theo các lệnh e-mail mà bạn gửi đến cho nó.
Sử dụng FTP qua e-mail có thể vẫn hữu ích ngay cả đối với những người có khả năng truy cập Internet trực tiếp, vì một số địa chỉ FTP thông dụng thường rất bận rộn và đáp ứng các yêu cầu của bạn một cách rất chậm chạp. Cách truy cập qua e-mail sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong những trường hợp như vậy.
Để có thể sử dụng FTP qua e-mail, trước hết bạn cần có một danh sách các địa chỉ FTP. Chúng chính là địa chỉ của các hệ thống máy tính ở xa (remote) mà bạn muốn nhận các file một cách khuyết danh (không cần có mật khẩu và quyền truy cập vào hệ thống đó).
Dưới đây sẽ có một số địa chỉ FTP thông dụng. Tuy nhiên bạn có thể biết được một danh sách các địa chỉ FTP khuyết danh bằng cách gửi e-mail đến mail-server@rtfm.mit.edu và điền các dòng sau trong phần BODY của thông điệp:
send usenet/news.answers/ftp-list/sitelist/part1
... (và 19 dòng tương tự) ...
send usenet/news.answers/ftp-list/sitelist/part21
Bạn sẽ nhận được (qua e-mail) 21 file chứa danh sách các địa chỉ FTP. Chú ý là mỗi file dài khoảng 60KB, vì vậy toàn bộ 21 file này sẽ có kích thước chừng 1MB. Điều này có thể làm cho hệ thống của bạn quá tải, vì vậy trước hết hãy tìm xem liệu các file này có thể có sẵn ở đâu đó không.
Một tài liệu khác mà bạn nên lấy về là "Các câu hỏi thường gặp về FTP" chứa các thông tin về sử dụng dịch vụ FTP. Hãy thêm dòng sau đây vào thông điệp của bạn:
send usenet/news.answers/ftp-list/faq
Sau khi bạn nhận được danh sách các địa chỉ, bạn sẽ thấy hàng loạt các mục giống như dưới đây cung cấp cho bạn thông tin về tên, địa chỉ máy chủ và các file mà nó lưu trữ.
Site : oak.oakland.edu
Country: USA
Organ : Oakland University, Rochester, Michigan
System : Unix
Comment: Simtel Software Repository mirror
Files : BBS lists; ham radio; TCP/IP; Mac; modem protocol info;
MS-DOS; MS-Windows; PC Blue; PostScript; Simtel-20; Unix
Nếu bạn tìm thấy một địa chỉ FTP đáng quan tâm, hãy gửi e-mail tới một trong các máy chủ FTPMail sau đây:
ftpmail@sunsite.auc.dk (Denmark)
ftpmail@obelix.vslib.cz (Czech)
ftpmail@garbo.uwasa.fi (Finland)
bitftp@vm.gmd.de (Germany)
ftpmail@ftp.uni-stuttgart.de (Germany)
ftpmail@dna.affrc.go.jp (Japan)
ftpxcorreo@ftp.rcp.net.pe (Peru)
bitftp@plearn.edu.pl (Poland)
ftpmail@relay.interbit.ro (Romania)
ftpmail@ftp.sunet.se (Sweden)
ftpmail@ftp.luth.se (Sweden)
ftpmail@win.net (United States)
bitftp@pucc.princeton.edu (United States)
ftpmail@ftpmail.ramona.vix.com (United States)
ftpmail@conicit.ve (Venezuela)
ftpmail@src.doc.ic.ac.uk (ngừng hoạt động vì quá tải)
ftpmail@ieunet.ie (ngừng hoạt động vì quá tải)
Bạn có thể chọn máy chủ nào cũng được. Tuy nhiên một máy chủ gần với bạn (về mặt địa lý) có thể sẽ cho bạn những hồi đáp nhanh chóng hơn. Xin đừng gửi yêu cầu đến máy chủ đầu tiên mà bạn thấy trong danh sách chỉ vì lý do nó nằm ngay trên đầu! Trong phần BODY của thông điệp, điền các dòng sau:
open
dir
quit
Bạn sẽ nhận được hồi đáp là một danh sách các file được lưu tại thư mục gốc của máy chủ này. Ví dụ dưới đây cho thấy những gì bạn sẽ nhận được khi gửi thông điệp như vừa nói ở trên tới địa chỉ "oak.oakland.edu".
+---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- -+
-r--r--r-- 1 w8sdz OAK 1255 Nov 9 16:32 README
drwxr-xr-x 3 w8sdz OAK 8192 Feb 25 05:17 SimTel
d--x--x--x 3 root system 8192 Jan 19 20:26 bin
d--x--x--x 5 root system 8192 Dec 30 05:15 etc
drwxr-xr-x 3 w8sdz OAK 8192 Jan 30 17:37 pub
+---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- -+
Và trong thông điệp e-mail tiếp theo, bạn có thể tìm đến các thư mục khác bằng cách thêm các lệnh, chẳng hạn như:
chdir pub (dùng "cd" nếu lệnh "chdir" không hoạt động)
vào trước lệnh "dir".
(Lệnh "chdir" có nghĩa là "chuyển tới thư mục" và "pub" là một tên thư mục thường gặp).
Sau khi đã xác định được tên file mà bạn muốn lấy về, trong thông điệp tiếp đó hãy dùng lệnh "get
Thủ thuật: Rất nhiều các thư mục tại các địa chỉ FTP chứa các file có tên là 00-index.txt, README, hay những tên tương tự cho biết nội dung của các file khác nằm trong thư mục đó. Nếu bạn muốn thăm dò nội dung của một thư mục, hãy thử tìm và lấy các file này về. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Nào, chúng ta hãy thử lấy vài tài liệu từ The Magna Carta. Dưới đây là thông điệp mà bạn sẽ gửi đến cho ftpmail@win.net (hoặc một máy chủ FTPMail khác):
open ftp.spies.com (Tên địa chỉ FTP)
chdir Gov/World (Thư mục chứa file muốn lấy)
get magna.txt (Lấy nội dung file)
quit (Kết thúc)
Dưới đây là các lệnh mà bạn sẽ gửi đi để nhận được một file từ Simtel Software Repository đã nêu ở phần trước:
open oak.oakland.edu
chdir SimTel/msdos/disasm
binary (Chúng ta sắp lấy một file nén dạng ZIP)
get bubble.zip
quit
Dưới đây liệt kê một số địa chỉ FTP mà bạn nên ghé qua. Dùng tên địa chỉ FTP cùng với lệnh "open" và chuyển đến thư mục định truy cập bằng lệnh "chdir" như đã nêu ở ví dụ trên:
ocf.berkeley.edu Thư mục: pub/Library để lấy các loại văn bản, kinh thánh, thơ ca ...vv
rtfm.mit.edu Thư mục: pub/usenet/news.answers để có thông tin về USENET
oak.oakland.edu Thư mục: SimTel/msdos là một thư viện khổng lồ các phần mềm DOS
gatekeeper.dec.com Thư mục: pub/recipes về các vấn đề nội trợ, nấu nướng ...vv
Lưu ý rằng bạn không thể gửi một e-mail đến địa chỉ như ftpmail@
Chú ý:
- Các máy chủ FTPMail thường rất bận. Hồi đáp cho thông điệp của bạn có thể đến sau vài phút hay vài giờ, nhưng cũng có thể sau vài ngày.
- Một số file có kích thước lớn có thể được chia thành nhiều file có kích thước nhỏ hơn và được gửi cho bạn thành nhiều thông điệp độc lập. Bạn có thể kiểm soát quá trình này (và còn có thể yêu cầu gửi file hồi đáp đến một địa chỉ khác) bằng cách sử dụng các lệnh FTPMail đặc biệt.
- Các lệnh FTPMail không hoàn toàn giống nhau đối với mỗi máy chủ. Hãy gửi lệnh "help" để biết cụ thể về tập lệnh của máy chủ mà bạn đang sử dụng!
- Thường thì các máy chủ FTPMail giữ lại các bản sao lưu của tài liệu. Mở một tài liệu được sao lưu bằng cách không chỉ ra địa chỉ FTP trong lệnh "open". Dùng các bản sao lưu giúp bạn có quyền ưu tiên cao hơn và do đó bạn sẽ được hồi đáp trước khi các yêu cầu truy xuất ngoài hệ thống được đáp ứng.
Nếu tài liệu mà bạn nhận được kết thúc với dạng giống như sau đây (từ "begin" với 1 giá trị số và 1 tên file nằm trên 1 dòng, theo sau là tập hợp các dòng 61 ký tự) thì rất có thể bạn đang nhận được một file nhị phân và nó đã được mã hóa "uuencoded" bởi người gửi (việc mã hóa này là cần thiết vì để đảm bảo tính ổn định của việc truyền file nhị phân qua e-mail).
begin 666 answer2.zip
M4$L#!`H`!@`.`/6H?18.$-Z$F@P```@?```,````5$5,25@S,34N5%A480I[
M!P8;!KL,2P,)!PL).PD'%@.(!@4.!P8%-@.6%PL*!@@*.P4.%00.%P4*.`4.
Bạn sẽ cần đến một bản chương trình giải mã "uudecode" phù hợp với hệ điều hành mà bạn đang sử dụng (DOS, OS/2, Unix, Mac ...vv) để giải mã file nhận được. Thường thì bạn có thể nhận được chương trình này từ thư viện phần mềm của nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn, nhưng nếu bạn không tìm thấy chương trình ở đó thì bạn cũng có thể sử dụng các lệnh được nói đến ở phần sau của tài liệu này để tìm nó trên các địa chỉ FTP.
Hãy giả sử rằng bạn đã biết tên của một file, nhưng bạn lại không biết file này nằm tại địa chỉ FTP nào, hoặc nếu bạn muốn tìm các file trên các địa chỉ FTP và thỏa mãn một số tiêu chuẩn nào đó qua e-mail thì Archie là một công cụ để giúp bạn tìm kiếm.
Các máy chủ Archie có thể được xem như một cơ sở dữ liệu về tất cả các địa chỉ FTP khuyết danh trên thế giới, cho phép bạn tìm một địa chỉ và/hoặc một tên file để truy cập đến. Sử dụng Archie qua e-mail sẽ rất hữu ích vì một số kết quả tìm kiếm với Archie mất rất nhiều thời gian và bạn sẽ không phải ngồi ngáp ruồi trong suốt thời gian tìm kiếm đó.
Để sử dụng Archie qua e-mail, chỉ cần gửi thông điệp e-mail đến một trong những địa chỉ dưới đây (hãy dùng địa chỉ nào ở gần bạn nhất):
archie@archie.au (Australia)
archie@archie.univie.ac.at (Austria)
archie@archie.belnet.be pAàin (Belgium)
archie@archie.funet.fi (Finland)
archie@archie.univ-rennes1.fr (France)
archie@archie.th-darmstadt.de (Germany)
archie@archie.kornet.nm.kr (Korea)
archie@archie.unipi.it (Italy)
archie@archie.kuis.kyoto-u.ac.jp (Japan)
archie@archie.icm.edu.pl (Poland)
archie@archie.luth.se (Sweden)
archie@archie.rediris.es (Spain)
archie@archie.doc.ic.ac.uk (United Kingdom)
archie@archie.hensa.ac.uk (United Kingdom)
archie@archie.bunyip.com (United States)
archie@archie.internic.net (United States)
Để nhận được một hướng dẫn chi tiết về sử dụng Archie qua e-mail, hãy điền từ "help" trong phần SUBJECT của thông điệp và gửi đi. Bạn sẽ nhận được một thông điệp trả lời về cách sử dụng dịch vụ Archie. Nếu bạn thuộc típ người thực hành thì hãy gõ câu lệnh sau:
find
trong đó "
set search sub
trước lệnh "find".
Một số lệnh hữu ích khác mà bạn sẽ muốn biết là:
set maxhits 20 (giới hạn số file tìm được, ngầm định 100 file)
set match_domain usa (giới hạn tìm trên các địa chỉ FTP tại USA)
set output_format terse (thông tin tìm kiếm trả lại dưới dạng nén)
Khi bạn nhận được kết quả tìm kiếm, nó sẽ chứa tên của các địa chỉ FTP có chứa file mong muốn. Hãy sử dụng một trong số các địa chỉ FTP nhận được, cùng với tên thư mục và tên file trong thông điệp e-mail tiếp theo
Giờ đây, bạn đã biết cách tìm kiếm chương trình uudecode đã nói ở phần trên. Chúng ta hãy gửi e-mail đến archie@archie.rutgers.edu (hoặc một trong số các máy chủ Archie khác), và điền các lệnh dưới đây trong thân thông điệp:
set match_domain usa
set search sub (tìm cả các dòng con)
find uudecode (có chứa các ký tự này)
Chú ý: Bạn phải tìm mã nguồn của chương trình chứ không phải tìm file thi hành của nó vì đó sẽ là một file nhị phân và do đó khi được gửi đến cho bạn thì nó lại bị mã hóa - vậy là hòa! Kết quả tìm kiếm sẽ chứa một loạt các thông tin như:
Host ftp.clarkson.edu (128.153.4.2)
Last updated 06:31 9 Oct 1994
Location: /pub/simtel20-cdrom/msdos/starter
FILE -r-xr-xr-x 5572 bytes 21:00 11 Mar 1991 uudecode.bas
Location: /pub/simtel20-cdrom/msdos/starter
FILE -r-xr-xr-x 5349 bytes 20:00 17 Apr 1991 uudecode.c
Bây giờ thì bạn đã có thể dùng một máy chủ FTPMail để lấy file "uudecode.bas" (nếu bạn có sẵn BASIC) hoặc "uudecode.c" (nếu bạn có trình biên dịch C) từ địa chỉ ftp.clarkson.edu.
Cũng nên biết rằng bản mới nhất của trình uudecode có thể được tìm thấy tại thư viện SimTel. Hãy gửi e-mail đến listserv@SimTel.net, gồm một hoặc tất cả các lệnh sau trong phần BODY của thông điệp, và các file bạn cần sẽ được gửi lại cho bạn qua e-mail.
get uudecode.bas
get uudecode.c
get uudecode.doc
CHú ý ĐặC BIệT: Đối với người sử dụng DOS, có một BảN THI HàNH BằNG Mã ASCII của chương trình UUDECODE.COM. Đây là một ngoại lệ hiếm hoi của quy luật là các file thi hành phải được mã hóa qua quá trình truyền bằng e-mail. Bạn có thể nhận được nó qua e-mail và sử dụng nó. Để có một bản như vậy, hãy gửi e-mail tới BobRankin@MHV.net với phần SUBJECT: send uudecode.com (phải viết chữ nhỏ).
Để biết thêm thông tin về sử dụng uudecode, hãy lấy file "uudecode.how".
Gopher là một công cụ tìm kiếm thăm dò trên Internet khi bạn đã có định hướng để tìm gì đó nhưng lại không biết tìm nó ở đâu. Gopher là một hệ thống dựa trên các menu, cung cấp một giao tiếp thuận lợi để khai thác thông tin trên Internet.
Khi truy cập một địa chỉ Gopher qua nối kết trực tiếp với Internet, bạn cần phải chỉ ra tên địa chỉ, định hướng qua một loạt các phân lớp menu để tới được nơi mong muốn, và sau đó có thể đọc hay lấy thông tin về hệ thống của mình.
Sử dụng Gopher qua e-mail cũng tương tự, chỉ khác là bạn truy cập đến địa chỉ mong muốn thông qua một máy chủ "GOPHERMail" đặc biệt kết nối vào hệ thống mà bạn muốn truy cập, gửi lại cho bạn các mục menu, menu con hay các file bạn mong muốn đáp ứng tập lệnh e-mail mà bạn gửi đến cho nó.
CHú ý: Trong những năm gần đây, Gopher không còn phổ dụng nữa và đa số các máy chủ GOPHERMail đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên vẫn có nhiều thông tin đáng giá tại các địa chỉ Gopher và một vài máy chủ GOPHERMail vẫn đang hoạt động.
Mặc dầu không phải tất cả các menu đều có thể truy cập đến bằng GOPHERMail, bạn vẫn tìm được nhiều thông tin thú vị bằng phương pháp này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và bạn hãy gửi e-mail tới một trong các địa chỉ sau:
gopher@dna.affrc.go.jp Japan
gopher@ncc.go.jp Japan
gophermail@eunet.cz Czech Republic
Bạn có thể tùy ý chỉ ra một địa chỉ Gopher đã biết trên dòng SUBJECT để nhận được menu chính của địa chỉ đó. Dưới đây là một vài địa chỉ Gopher thú vị mà bạn sẽ muốn xem qua khi rỗi rãi:
cwis.usc.edu
gopher.micro.umn.edu
english-server.hss.cmu.edu
Hãy tạm bỏ qua các bước hướng dẫn lằng nhằng và gửi một thông điệp đến một máy chủ GOPHERMail với nội dung:
SUBJECT: cwis.usc.edu
Bạn sẽ nhận được hồi đáp từ máy chủ với nội dung tương tự như các dòng sau:
+---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- +
Mail this file back to gopher with an X before the items you want.
1. About USCgopher/
2. How To Find Things on Gopher/
3. University Information/
4. Campus Life/
5. Computing Information/
6. Library and Research Information/
7. Health Sciences/
8. Research and Technology Centers/
9. Other Gophers & Info Resources/
You may edit the following numbers to set the maximum sizes after which GopherMail should send output as multiple email messages:
Split=27K bytes/message <- For text, bin, HQX messages
Menu=100 items/message <- For menus and query responses
#
Name=About USCgopher
Numb=1
Type=1
Port=70
Path=1/About_USCgopher
Host=cwis.usc.edu
# ... (some lines deleted) ...
Name=Other Gophers and Information Resources
Numb=9
Type=1
Port=70
Path=1/Other_Gophers_and_Information_Resources
Host=cwis.usc.edu
+---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- +
Tiếp theo, hãy chép toàn bộ nội dung của thông điệp hồi đáp (từ phần menu trở xuống) và gửi e-mail trở lại cho máy chủ Gopher, thêm một dấu "x" cạnh mục mà bạn muốn tham khảo. Bạn sẽ nhận được một thông điệp hồi đáp từ máy chủ Gopher cho biết các menu cấp dưới của mục mà bạn đã chọn. Một số mục menu sẽ dẫn đến các menu cấp dưới, một số sẽ dẫn đến các file và một số dẫn đến các yêu cầu tìm kiếm. Trong ví dụ trên, chúng ta hãy chọn:
x 9. Other Gophers & Info Resources
và gửi ngược toàn bộ thông điệp về máy chủ GOPHERMail. Bạn sẽ nhận được một menu với một số mục hấp dẫn, trong đó có mục "Gopher Jewels". Bạn sẽ tìm thấy vô số những điều hấp dẫn tại đây. Đây có thể được xem là một trong những địa chỉ đáng giá nhất trên Internet.
Nếu bạn thấy một mục menu có đề "Search" thì bạn có thể chọn mục đó với dấu "x" và thêm từ khóa tìm kiếm trong phần SUBJECT trong thông điệp hồi đáp của bạn. Lưu ý rằng bạn có thể đưa ra một tiêu chuẩn tìm kiếm là một từ hoặc một giá trị luận lý, chẳng hạn như:
document and (historic or government)
Các kết quả tìm kiếm của bạn sẽ xuất hiện như là các mục tùy chọn trong các menu tiếp theo của Gopher.
Chú ý: Thực ra bạn không cần phải gửi lại toàn bộ thông điệp đến cho máy chủ Gopher. Nếu bạn muốn giữ cho kích thước thông điệp của bạn là nhỏ nhất, bạn có thể cắt bớt phần "menu" phía trên đầu thông điệp và chỉ cần giữ những phần liên quan đến mục menu mà bạn chọn.
Bạn nên nhớ rằng khi truy cập theo cách này cần chỉ rõ lệnh "get all" trong dòng SUBJECT (ngoại lệ: khi tìm kiếm, bạn chỉ cần cung cấp từ khóa tìm kiếm trong dòng SUBJECT). Ví dụ dưới đây tương đương với việc chọn đề mục 9 như trên đã làm:
Split=0K bytes/message
Menu=0 items/message
#
Name=Other Gophers
Numb=9
Type=1
Port=70
Path=1/Other_Gophers_and_Information_Resources
Host=cwis.usc.edu
Nếu những dòng trên là có vẻ khó hiểu đối với bạn thì sau đây là diễn giải các lệnh: "Hãy nối vào PORT 70 của máy chủ tại địa chỉ "cwis.usc.edu", lấy menu con có tên "Other Gophers", gửi lại nó cho tôi trong 1 THÔNG ĐIệP, bất kể kích thước của nó."
Chú ý: Đôi khi máy chủ GOPHERMail trả lại cho bạn một menu hoặc một thông điệp trống rỗng! Điều này rất có thể là do máy chủ không thể kết nối được tới địa chỉ mà bạn muốn truy cập thông tin. Hãy gửi yêu cầu của bạn một lần nữa và mọi việc có lẽ sẽ lại trôi chảy.
Chúng ta đang nói về việc tìm kiếm và đây là thời điểm thích hợp để giới thiệu về Veronica. Cũng giống như Archie cho ta khả năng tìm kiếm trên FTP, Veronica cho ta khả năng tìm kiếm thông tin trong không gian Gopher (GOPHERSpace). Veronica sẽ hỏi bạn muốn tìm cái gì (từ khóa) và sau đó sẽ hiển thị một menu liệt kê tất cả các mục menu Gopher thỏa mãn yêu cầu tìm kiếm của bạn. Và theo đúng kiểu của Gopher, giờ đây bạn chỉ việc chọn mục yêu thích rồi tới đó mà đào bới!
Để khai thác Veronica qua e-mail, bạn hãy dùng kỹ thuật vừa được đề cập đến để lấy menu chính từ một máy chủ GOPHERMail. Sau đó hãy thử chọn mục "Other Gopher and Information Servers". Menu này sẽ cho bạn tiếp xúc với Veronica.
Bạn sẽ phải chọn một (hoặc vài) máy chủ Veronica để thực hiện yêu cầu tìm kiếm của mình, điền từ khóa tìm kiếm vào phần SUBJECT trong trả lời của bạn. Đây là một ví dụ khác của việc sử dụng dịch vụ e-mail có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Thông thường các máy chủ Veronica rất bận rộn và chúng sẽ yêu cầu bạn thử lại vào một lúc khác. Vì vậy hãy chọn 2 đến 3 máy chủ khác nhau và thay đổi giữa chúng để yêu cầu tìm kiếm của bạn được thực hiện nhanh chóng.
Đường tắt đến GOPHERMail:
Để tìm đến được một nguồn thông tin, một file hay một cơ sở dữ liệu là cả một quá trình tẻ nhạt, đòi hỏi cả tá các bức e-mail gửi đến cho máy chủ. Tuy nhiên có điểm đáng mừng: Nếu bạn đã có một thông điệp, bạn có thể tái sử dụng nó bằng cách sửa đổi nội dung cho phù hợp với yêu cầu của bạn. Ví dụ, ở đây có một đoạn menu của Veronica mà bạn nhận được khi sử dụng những lệnh vừa mới đề cập ở trên. Giờ đây bạn có thể gửi những dòng này tới một máy chủ GOPHERMail bất kỳ để yêu cầu Veronica tìm kiếm cho bạn.
Split=64K bytes/message <- For text, bin, HQX messages (0 = No split)
Menu=100 items/message <- For menus and query responses (0 = No split)
#
Name=Search GopherSpace by Title word(s) (via NYSERNet)
Type=7
Port=2347
Path=
Host=empire.nysernet.org
Hãy điền từ khóa tìm kiếm vào phần SUBJECT và chờ xem cái gì sẽ quay trở lại! Bạn có thể sử dụng các biểu thức luận lý trong các phép tìm kiếm Veronica. Để nhận được hướng dẫn về tìm kiếm bằng Veronica, gửi các dòng sau đến một máy chủ GOPHERMail:
Name=How to Compose Veronica Queries
Path=0/veronica/how-to-query-veronica
Host=veronica.scs.unr.edu
Usenet là nơi tập hợp của hơn 25000 chủ đề thảo luận mà người ta có thể tưởng tượng ra. Để có thể bắt đầu một cách đúng đắn và tránh cho bạn những lúng túng không cần thiết, bạn cần đọc bản giới thiệu cho những người mới gia nhập Usenet. Bạn có thể nhận được tài liệu này bằng cách gửi e-mail đến: mail-server@rtfm.mit.edu và điền dòng sau trong phần BODY của thông điệp gửi đi:
send usenet/news.answers/news-newusers-intro
Để nhận được một danh sách các nhóm tin Usenet, thêm các dòng sau trong thân bức thư:
send usenet/news.answers/active-newsgroups/part1 (cũng có thể lấy cả part2)
send usenet/news.answers/alt-hierarchies/part1 (cũng có thể lấy cả part2 & part3)
Để nhận được bản danh sách các câu hỏi thường gặp (FAQ: Frequently Asked Questions) đối với một nhóm tin nào đó, hãy thử lệnh:
index usenet/
(Thay dấu gạch "/" bằng dấu chấm "." nếu chúng nằm trong tên nhóm tin)
Nếu có danh sách FAQ nào đó, chúng sẽ được liệt kê trong thông tin gửi ngược lại cho bạn, và bạn có thể nhận được nội dung của chúng bằng câu lệnh có dạng sau:
send usenet/
Một khi đã có những ý niệm cơ bản, có thể bạn sẽ muốn biết làm thế nào để đọc và cung cấp thông tin lên nhóm tin Usenet bằng e-mail. Để đọc một nhóm tin, bạn có thể dùng các dịch vụ GOPHERMail đã nói ở phần trước.
Để nhận được một danh sách những mẩu tin mới được gửi lên một nhóm tin nào đó, gửi lệnh sau tới một trong những máy chủ GOPHERMail đã đề cập ở trên. Đề rõ trong phần "SUBJECT: get all" và trong thân (BODY) thông điệp là những dòng sau:
(Bạn phải thay "
Type=1
Port=4320
Path=nntp ls
Host=services.canberra.edu.au
Nếu không thành công, hãy thay Host bằng một trong các dòng sau:
Host=gopher.ic.ac.uk
Host=risc.upol.cz
Host=gopher.tc.umn.edu (thường máy này rất bận)
Lưu ý là có một số địa chỉ ở trên chỉ chứa một số lượng hạn chế các nhóm tin, vì vậy bạn sẽ phải thử vài địa chỉ khác nhau trước khi tìm ra địa chỉ nào thực sự chứa nhóm tin mà bạn muốn tìm. Khi một nhóm tin không có tại một địa chỉ nào đó, máy chủ GOPHERMail gửi cho bạn một thông báo đại loại như ""nntp ls
Nếu thành công, máy chủ GOPHERMail sẽ gửi cho bạn một menu mà trong đó bạn có thể lựa chọn những mẩu tin quan tâm để đọc. Nếu không thể tìm thấy những mẩu tin theo yêu cầu của bạn, hoặc nếu bạn nhận được thông báo "not found", hãy thử lại vào lúc khác. Các máy chủ thường rất bận, nhất là trong giờ làm việc hàng ngày.
CHú ý: Các máy chủ GOPHERMail ngày càng thưa thớt. Bạn có thể đọc những mẩu tin Usenet từ một vài máy chủ WEBMail được liệt kê trong phần TRUY CậP WORLD-WIDE WEB QUA e-mail sẽ được đề cập ở phần sau của tài liệu. Có 2 cách:
1) Dùng một máy chủ WEBMail để truy cập tới một địa chỉ Gopher có dịch vụ Usenet. Ví dụ địa chỉ Web:
gopher://services.canberra.edu.au:4320/1nntp
2) Tìm một máy chủ Agora có khả năng truy cập Usenet và gửi lệnh sau trong phần BODY:
send news:
Với một chút may mắn, bạn sẽ có một danh sách các mẩu tin mới được gửi lên nhóm tin, sau đó bạn có thể đọc từng mẩu tin cụ thể bằng cách trả lời các thông điệp mà máy chủ Agora gửi tới. Cần nhớ đừng thay đổi dòng SUBJECT trong thông điệp trả lời, và chỉ cần điền số của mẩu tin mà bạn muốn đọc trong phần BODY của thông điệp.
Nếu bạn quyết định gửi tin, hãy gửi thông điệp đến:
post-group.name@newspost.zippo.com
group.name@news.uni-stuttgart.de (Yêu cầu được sự cho phép)
group.name@myriad.alias.net (Đã ngừng hoạt động?)
group.name@news.cs.dal.ca (Đã ngừng hoạt động?)
no.group.name@news.uninett.no (Dành riêng cho các nhóm tin Na Uy)
group.name@crs4gw.crs4.it (Dành riêng cho người Yý)
Như vậy, để gửi thư lên nhóm news.newusers.questions, bạn có thể gửi thông điệp đến:
post-news.newusers.questions@newspost.zippo.com -HOặC-
news.newusers.questions@news.uni-stuttgart.de
CHú ý: Để có thể sử dụng dịch vụ của news.uni-stuttgart.de, trước hết phải đăng ký bằng cách gửi thông điệp đến địa chỉ news@news.uni-stuttgart.de
Cần nhớ có dòng SUBJECT phù hợp, và điền tên thật cùng địa chỉ e-mail của bạn vào cuối thông điệp.
Còn một cổng e-mail khác để truy cập các nhóm tin, tuy nhiên địa chỉ này hơi khó sử dụng và yêu cầu bạn phải điền Newsgroups: header trong thông điệp gửi đi. Muốn biết thêm thông tin, các bạn gửi về địa chỉ mail2news@anon.lcs.mit.edu với dòng SUBJECT: help
Chú ý: Một số máy chủ chỉ hỗ trợ một số các nhóm tin nhất định. Cách duy nhất để biết một máy chủ có phục vụ cho một nhóm tin nào đó hay không là phải thử! Có một danh sách các máy chủ luôn được cập nhật và bạn có thể tìm được danh sách này tại địa chỉ "http://students.cs.byu.edu/Aạdon/mail2news.html" (xem phần "Truy cập World-Wide Web qua e-mail" dưới đây để có thêm thông tin).
THủ THUậT: TìM KIếM CáC NHóM TIN USENET - Bạn không biết tên nhóm tin?
Để tìm một nhóm tin Usenet, chẳng hạn nói về "pets", hãy gửi một e-mail tới một máy chủ Agora (xem phần WWW) với dòng sau trong phần BODY:
send http://www.nova.edu/Inter-Links/cgi-bin/news.pl?pets
Một cách khác để tìm kiếm nhóm tin: gửi e-mail tới địa chỉ "liszter@bluemarble.net" với lệnh
news "Từ_Khóa_Tìm_Kiếm"
trong phần BODYcủa thông điệp (dấu ngoặc kép sẽ yêu cầu tìm kiếm nguyên từ).
Tìm kiếm trên Usenet
Dịch vụ có tên REFERENCE.COM cho phép tìm kiếm các nhóm tin USENET có chứa các từ khóa mà bạn quan tâm. Thậm chí bạn còn có thể đăng ký và hàng ngày nhận một danh sách các mẩu tin được gửi lên nhóm tin đúng theo yêu cầu của bạn. Hãy gửi e-mail tới "email-queries@reference.com" với lệnh HELP trong phần BODY để có đầy đủ thông tin. Cũng có thể sử dụng một dịch vụ tương tự tên là Vigilant Information Filter bằng cách gửi e-mail đến địa chỉ "info@vigilant.bc.ca".
World-Wide Web là công cụ chủ yếu để định hướng và dò tìm trên Internet. Đây là một hệ thống siêu văn bản (hypertext) và đa phương tiện (multimedia) cho phép bạn dạo chơi trên mạng, đọc các tài liệu, xem các hình ảnh và lắng nghe những âm thanh.
Đã bao giờ bạn nghe ai đó nói "Ô, hãy thử địa chỉ http://www.somewhere.com/blah.html\" và băn khoăn họ đang nói về cái quỷ quái gì vậy? Giờ đây bạn có thể nhận được các tài liệu WWW bằng cách gửi e-mail đến một máy chủ Agora.
Tất cả những gì mà bạn cần biết chỉ là địa chỉ "Uniform Resource Locator" (hay ngắn gọn là URL, dòng chữ dài ngoằng khó chịu này bắt đầu bằng "http:", bằng "gopher:", hoặc bằng "ftp:"). Nó cho biết địa chỉ của một tài liệu mà bạn quan tâm và bạn chỉ cần gửi e-mail đến một trong các máy chủ dưới đây:
Địa chỉ máy chủ Agora (Địa điểm Truy cập Usenet)?
agora@dna.affrc.go.jp (Japan)
agora@kamakura.mss.co.jp (Japan)
agora@www.eng.dmu.ac.uk (United Kingdom)
agora@mx.nsu.nsk.su (chỉ dành cho người dùng NSU.RU)
Trong phần BODY của thông điệp, hãy điền một trong các dòng sau. Thay "
send
rsend <Địa_Chỉ_Nhận_Hồi-Đáp>
Bạn sẽ nhận được tài liệu yêu cầu cùng với danh sách các tài liệu có liên quan được đề cập đến và bạn có thể yêu cầu gửi những tài liệu đó sau.
Để thử truy cập WWW qua e-mail, hãy gửi các lệnh sau đến một máy chủ Agora:
www
send http://www.w3.org
Trong vòng vài phút, bạn sẽ nhận được tài liệu trợ giúp của Agora và trang "WWW Welcome Page" trong đó chứa các tham chiếu đến các tài liệu Web mà bạn quan tâm. Hãy đọc kỹ tài liệu trợ giúp vì trong đó có rất nhiều những câu hỏi thường gặp!
Có một số các máy chủ WEBMail được liệt kê dưới đây chạy phần mềm không phải Agora. Hầu hết chúng đều làm việc giống nhau, nhưng tốt hơn là khi bạn định chọn sử dụng máy chủ nào thì trước hết hãy yêu cầu máy chủ đó gửi tài liệu trợ giúp.
Chú ý: Các máy chủ GetWeb dưới đây có thể xử lý các trang Web với các mẫu điền. Một số máy chủ WEBMail khác không có khả năng này.
Địa chỉ - Cú pháp - Chú giải
getweb@info.lanic.utexas.edu GET
getweb@usa.healthnet.org GET
w3mail@gmd.de GET
wwwfmail@linux.netmor.com Dùng 'SUBJECT: info' để nhận hướng dẫn
webmail@www.ucc.ie GO
web-mail@ebay.com
Chú ý: Các máy chủ WEBMail đôi khi không đáp ứng trong vài ngày (thậm chí vài tuần) mà không cho biết nguyên nhân. Nếu bạn nhận được thông báo lỗi, hoặc không có hồi đáp, hãy thử lại vào lúc khác hoặc ngày khác.
Tìm kiếm trên WWW bằng e-mail
Trên Web có thật nhiều thứ hấp dẫn, nhưng biết làm sao để tìm được chúng? Thật may là cũng giống như Archie và Veronica giúp bạn tìm kiếm trên các địa chỉ FTP và Gopher, có một số cơ chế tìm kiếm thông tin được sử dụng trên Web. Tuy nhiên đến nay thì bạn vẫn cần phải có khả năng truy cập Internet trực tiếp để sử dụng chúng.
Sau khi tìm tòi thì tôi phát hiện ra rằng vẫn có thể dùng e-mail để sử dụng một vài cơ chế tìm kiếm trên WWW. Dưới đây là vài ví dụ về cách mà bạn tìm kiếm bằng e-mail với các dịch vụ Lycos và WebCrawler. Bất kỳ dòng nào dưới đây có thể được gửi đến một máy chủ Agora (xem phần trên) để thực hiện tìm kiếm. Và nếu như bạn không quan tâm đến các loại ếch nhái, hãy thay một từ khóa tìm kiếm bất kỳ vào chỗ của "frog" dưới đây.
Đối với Lycos, hãy thêm một dấu chấm vào sau từ khóa tìm kiếm để tìm chính xác một từ, nếu không thì theo ngầm định bạn sẽ tìm được một nhóm ký tự con trong từ. Phân tách các từ muốn tìm bằng dấu "+":
http://www.lycos.com/cgi-bin/pursuit?query...rog.+dissection.
Đối với WebCrawler bạn phải phân tách các từ bằng dấu "+". Tất cả các kết quả tìm kiếm đều tìm nguyên một từ và bạn không cần phải thêm dấu chấm ở đuôi:
http://webcrawler.com/cgi-bin/WebQuery?frog+dissection
Trên mạng có hàng nghìn nhóm thảo luận chung sử dụng e-mail và được gọi là các danh sách thư (mailing list). Những người có cùng quan tâm "đăng ký" vào một "danh sách" về một chủ đề nào đó và sau đó gửi và nhận thông điệp qua e-mail. Để nhận được giới thiệu về nội dung này, bạn hãy gửi e-mail tới:
LISTSERV@LISTSERV.NODAK.EDU
Trong phần BODY của thông điệp điền duy nhất lệnh sau:
GET NEW-LIST WOUTERS
Tìm kiếm một danh sách thư
Để tìm một danh sách thư có liên quan đến những chủ đề mà bạn quan tâm, hãy gửi e-mail đến địa chỉ "liszter@bluemarble.net" với lệnh:
search "Từ_Khóa_Tìm_Kiếm"
trong phần BODY của thông điệp (dấu ngoặc kép để tìm nguyên một từ). Tất nhiên bạn có thể thay "Từ_Khóa_Tìm_Kiếm" bằng bất cứ thứ gì bạn quan tâm như "marketing", "bicycles" ...vv
Bạn là người mới?
Nếu bạn mới làm quen với Internet, tôi khuyên bạn nên đăng ký vào danh sách HELP-NET. ở đó, bạn có thể hỏi và được trả lời hầu như tất cả các câu hỏi mà gặp. Hãy gửi lệnh:
SUBSCRIBE HELP-NET
trong phần BODY của thông điệp tới địa chỉ LISTSERV@VM.TEMPLE.EDU, sau đó e-mail câu hỏi của bạn đến địa chỉ:
HELP-NET@VM.TEMPLE.EDU
"Finger" là một tiện ích cho bạn thông tin về một người khác trên mạng. Thường thì nó cũng chán ngắt như quá trình đăng nhập mạng (log on) của bạn, nhưng đôi khi bạn có thể gặp những thông tin vui nhộn hoặc hữu ích nào đó. Để thử Finger, hãy gửi dòng sau (trong phần BODY của thông điệp) tới một máy chủ WEBMail:
send http://www.mit.edu:8001/finger?
Hãy thay một trong các địa chỉ e-mail dưới đây vào chỗ
nasanews@space.mit.edu
coke@cs.cmu.edu
quake@gldfs.cr.usgs.gov
copi@oddjob.uchicago.edu
"WHOIS" là một dịch vụ tìm kiếm tên và địa chỉ trong cơ sở dữ liệu của Internet. Nếu bạn muốn tìm một người nào đó hoặc muốn biết một địa chỉ Internet nằm ở đâu, hãy gửi e-mail với nội dung như sau:
SUBJECT: whois
To: mailserv@internic.net
Hãy thay "mit.edu" hoặc tên của người nào đó mà bạn biết vào chỗ của "
Một cách khác để tìm tên là sử dụng cơ sở dữ liệu của MIT. ở đó có tên của tất cả những người đã từng gửi thông tin lên nhóm tin Usenet. Hãy gửi e-mail đến "mail-server@rtfm.mit.edu" và điền DUY NHÂấT lệnh sau trong phần BODY:
send usenet-addresses/
Cung cấp các thông tin càng chi tiết càng tốt (họ, tên, địa chỉ ...) để giới hạn lượng thông tin mà kết quả tìm kiếm trả về cho bạn. Dưới đây là một ví dụ tìm kiếm địa chỉ của một người mà bạn nghĩ là anh ta ở trường đại học Harvard:
send usenet-addresses/Jane Doe Harvard
NETFIND là một cơ chế tìm kiếm mạnh khác dùng tên người và các từ khóa mô tả một địa chỉ tồn tại để thu được một số thông tin về người đó.
Hãy ví dụ chúng ta muốn tìm một người có tên là Hardy thuộc University of Colorado ở vùng Boulder. Yêu cầu tìm kiếm Netfind của chúng ta sẽ được gửi đến một máy chủ Agora (xem danh sách ở phần WWW) và sẽ chứa duy nhất dòng lệnh sau:
gopher://ds.internic.net:4320/7netfind%20dblookup?hardy+boulder+colorado
Netfind sẽ tiến hành qua 2 giai đoạn. Trước hết nó tìm một danh sách tên vùng Internet thỏa mãn yêu cầu của bạn, sau đó tìm trong danh sách này người có tên mà bạn yêu cầu. Sử dụng Netfind qua e-mail rất đơn giản, và bạn sẽ nhận được một danh sách mà từ đó bạn có thể chọn được một hoặc vài kết quả.
Mỗi kết quả chọn lựa được đánh số và có các lệnh "gopher://" tương ứng nằm cuối danh sách. Hãy giả sử chúng ta chọn:
cs.colorado.edu computer science dept, university of colorado, boulder
và như vậy lệnh tiếp theo mà chúng ta gửi đến máy chủ Agora sẽ là:
gopher://ds.internic.net:4320/0netfind%20netfind%20hardy%20cs.colorado.edu
Nếu như mọi việc trôi chảy, bạn sẽ nhận được thông tin đại loại như sau:
full_name: HARDY, JOE (đây chỉ là tên ví dụ)
email: CrazyJoe@Colorado.EDU
phone: (303) 492-1234
address: Campus Box 777
department: COMPUTER SCIENCE
Chú ý là nếu bạn đã biết tên vùng của một người thì bạn có thể thực hiện ngay việc tìm kiếm như trong ví dụ vừa nói trên.
Bạn cũng có thể thử dịch vụ miễn phí "Four11 Online User Directory" để tìm thông tin người sử dụng và địa chỉ e-mail. Hãy gửi e-mail đến địa chỉ "info@four11.com" để biết thêm chi tiết.
Mặc dù có lẽ hơi mang tính kỹ thuật, dịch vụ Mail Name Server cho chúng ta những trợ giúp hữu ích, ví dụ như đổi tên máy chủ thành địa chỉ IP hay tìm tên một máy chủ. Hãy gửi e-mail tới địa chỉ service@nic.ddn.mil với dòng SUBJECT là "help" để biết thông tin.
Thật đáng tiếc là không có dịch vụ thế này. Thực ra thì có thể dùng điện thoại qua mạng bằng e-mail, nhưng trên thực tế từ trước tới nay thì chẳng có ai dùng dịch vụ như thế và vì vậy tôi không muốn nhắc đến nó!
Dưới đây là vài thứ thú vị mà bạn sẽ có được với chương trình e-mail của mình (có một số mục là đặc quyền của cách truy cập e-mail).
Dịch vụ Internet Tourbus
Hãy làm một chuyến du lịch ảo trên Internet cùng với dịch vụ The Internet TourBus! Mỗi tuần 2 lần, bạn sẽ nhận được một thông điệp về những địa chỉ hấp dẫn trên Internet. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí, và bạn có thể gia nhập cộng đồng 75,000 người sử dụng bằng cách gửi lệnh SUBSCRIBE TOURBUS Họ_Tên_Của_Bạn trong phần BODY của thông điệp đến địa chỉ "LISTSERV@LISTSERV.AOL.COM".
Dịch thuật German - English
Dịch vụ dịch thuật LEO giờ đây có thể truy xuất qua Internet bằng e-mail. Hãy gửi đến địa chỉ translate@leo.org. Bạn có thể nhận trang trợ giúp tại địa chỉ http://www.leo.org/dict/mail.html bằng cách truy cập WEBMail.
Nhắc lịch qua e-mail
Dịch vụ E-minder sẽ nhắc nhở bạn về các sự kiện của mình. Bạn hãy gửi một thông điệp đến địa chỉ e-minder@netmind.com, với dòng SUBJECT là "e-minder help" để nhận được hướng dẫn đăng ký và đặt lịch.
Trang chủ miễn phí qua e-mail (dành riêng cho các công dân Đức)
InetWire cung cấp miễn phí các trang chủ phi thương mại với kích thước đến 500KB cho các công dân Đức. Bạn hãy tạo một file nén index.htm làm trang chủ, hãy đặt một địa chỉ URL đại loại "http://inetw.com/home/myname" trong dòng SUBJECT và ĐíNH KèM (ATTACHMENT) file nén trên tới địa chỉ attach@inetw.com (nếu phần mềm e-mail của bạn không hỗ trợ gửi kèm file thì bạn thật không may!).
Thông báo bằng e-mail khi địa chỉ Website thay đổi
Hãy thử dịch vụ URL-minder by e-mail. Bạn hãy gửi đến URL-minder@netmind.com với lệnh HELP trong dòng SUBJECT để được hướng dẫn chi tiết.
Tính toán công nợ
Để tính toán các khoản vay hàng tháng, hãy gửi lệnh sau đến một máy chủ Agora:
http://www.ibc.wustl.edu/mort/mort.cgi?pri...nt=8.25&term=30
(Thay đổi mức vay ban đầu, lãi suất và thời hạn cho phù hợp)
Bánh Pizza ảo!
Hãy đặt hàng một chiếc bánh pizza điện tử qua e-mail. Gửi một thông điệp đến "pizza@ecst.csuchico.edu" với dòng SUBJECT là "pizza help" để biết chi tiết.
Từ điển Webster
Để nhận được giải nghĩa của một từ, hãy gửi thông điệp sau đến một máy chủ Agora:
send http://c.gp.cs.cmu.edu:5103/prog/webster?whatever
Giải trí với từ ngữ
Máy chủ tại địa chỉ wsmith@wordsmith.org sẽ cho bạn các dịch vụ sau đây: A.Word.A.Day, Dictionary-by-mail, Thesaurus-by-mail, Acronym-by-mail, Anagram-by-mail, và Rhyme-n-Reason
Trò chơi qua e-mail
Yoyodyne chuyên về các trò chơi trực tuyến. Hãy gửi e-mail đến địa chỉ "win@yoyo.com". Bạn còn có thể chơi trò chơi qua dịch vụ của PBeM Server. Để có thêm thông tin, gửi e-mail đến "pbmserv@eiss.erols.com" với phần SUBJECT: help
Tìm kiếm Bible
Hãy tìm đến bản King James của Bible (Thánh kinh). Hãy gửi lệnh như sau đây đến một máy chủ Agora. Dùng "+" để tìm nhiều từ, thêm "%23" vào trước một tên cụ thể và để tìm một nhóm từ hãy thêm "&PHRASE=ON".
send http://colet.uchicago.edu/htbin/KJV.sh?tit...d=angel+%23Mary
send http://colet.uchicago.edu/htbin/KJV.sh?tit...+tree&PHRASE=ON
Dịch vụ Usenet của Oracle
Một địa chỉ tập hợp của những câu hỏi và câu trả lời hài hước khuyết danh. Hãy gửi e-mail tới địa chỉ oracle@cs.indiana.edu for more information.
Gửi Fax qua e-mail
Fax miễn phí qua Internet? Đúng vậy! Để biết thêm các chi tiết, bạn hãy gửi dòng sau đây đến địa chỉ mail-server@rtfm.mit.edu (trong phần BODY của thông điệp):
send usenet/news.answers/Internet-services/fax-faq
Quốc hội Mỹ và Nhà trắng
Hãy tìm xem các nghị sĩ quốc hội có địa chỉ e-mail không! Chỉ cần gửi một thông điệp đến địa chỉ congress@hr.house.gov và bạn sẽ nhận được một danh sách các địa chỉ e-mail của các nghị sĩ quốc hội. Bạn còn có thể gửi thư cho cho tổng thống (president@whitehouse.gov) hoặc phó tổng thống (vice.president@whitehouse.gov).
Các nguồn thông tin khác về chính phủ Mỹ
Hãy gửi dòng sau đây đến mail-server@rtfm.mit.edu (trong phần BODY của thông điệp):
send usenet/news.answers/us-govt-net-pointers/part1 (có thể lấy luôn part2)
Tìm một địa chỉ e-mail
Để nhận được hướng dẫn về cách tìm địa chỉ e-mail của một ai đó, bạn hãy gửi dòng sau đây tới địa chỉ mail-server@rtfm.mit.edu (trong phần BODY của thông điệp):
send usenet/news.answers/finding-addresses
Gửi thư sang những mạng khác
Để được hướng dẫn về cách liên lạc với những người thuộc các mạng khác trên Internet, hãy gửi dòng sau đây đến mail-server@rtfm.mit.edu (trong phần BODY của thông điệp):
send usenet/news.answers/mail/inter-network-guide
Tin điện ảnh
Để biết cách nhận được hàng tấn thông tin về điện ảnh, hãy gửi đến movie@ibmpcug.co.uk với từ HELP trong phần SUBJECT của thông điệp.
Chỉ số thị trường chứng khoán
Nếu bạn muốn biết giá trị hiện thời của một ít các loại chứng khoán, bạn có thể sử dụng dịch vụ của QuoteCom. Dịch vụ này cùng với một vài dịch vụ khác là miễn phí. Để biết thêm chi tiết, hãy gửi e-mail đến "services@quote.com" với phần SUBJECT là HELP.
Chuyển đổi tiền tệ
Bạn có thể biết tỷ giá của đồng USD và các ngoại tệ khác bằng cách gửi dòng sau đến một máy chủ Agora:
send http://cnnfn.com/markets/currencies.html
send http://www.dna.lth.se/cgi-bin/kurt/rates/rates?USD+ALL
e-mail khuyết danh
Nếu bạn có nhu cầu, bạn có thể trao đổi e-mail và gửi tin lên nhóm tin Usenet một cách khuyết danh. Để biết hướng dẫn, gửi e-mail tới một trong các địa chỉ sau đây:
help@nym.alias.net
help@weasel.owl.de
remailer@remailer.nl.com
privacy@interlink-bbs.com
Hỏi ông thầy toán ...
Bạn muốn hỏi về toán học? Chẳng có vấn đề nào là quá khó hay quá dễ đối với The Swat Team. Hãy viết cho dr.math@forum.swarthmore.edu
Phần mềm chống Virus
F-Prot, một trong những chương trình quét virus hàng đầu có thể nhận được qua e-mail. Hãy gửi câu lệnh sau đến địa chỉ f-prot-update@complex.is để nhận được bản mới nhất (uuencoded) với phần BODY như sau:
send-as: uue
Người thăm dò
Đây là một dịch vụ cập nhật hàng tuần những địa chỉ mới và hấp dẫn trên Internet. Để đăng ký, hãy gửi e-mail đến LISTSERV@lists.internic.net với phần BODY là "Subscribe scout-report Họ_Tên_Của_Bạn".
Đừng tuyệt vọng!
Có một dịch vụ hỗ trợ qua e-mail cho những người đang muốn tự kết thúc cuộc đời mình. Hãy gửi thông điệp của bạn đến jo@samaritans.org. Không cần có cú pháp lệnh nào cả - ở đó có những người thật đang chờ!
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) theo vùng
Muốn nhận danh sách các ISP trong vùng của bạn, gửi dòng sau đến máy một chủ Agora:
http://thelist.iworld.com/areacode/???.html (trong đó ???=mã vùng của bạn)
Gửi e-mail tới Fax
Dịch vụ chu đáo với 3 lần thử miễn phí. Họ cũng chấp nhận các nhà bán lại nếu những người này có thể khuyến mãi cho dịch vụ trên các trang chủ cá nhân. Để biết chi tiết, hãy gửi e-mail đến fax@hasada.com.
e-mail tới thư thường
Bạn muốn gửi thông điệp cho những người không có e-mail? Hãy gửi nó tới PaperMail! Để biết thêm chi tiết về dịch vụ miễn phí này, hãy gửi e-mail tới info@papermail.win-uk.net.
Muốn đọc thêm
Bạn có thể nhận được nhiều tài liệu hữu ích khác trên mạng bằng cách gửi thông điệp đến một trong các máy chủ WEBMail được nêu trong tài liệu này. Dùng các lệnh "send" dưới đây trong phần BODY của thông điệp:
send ftp://ftp.crl.com/users/iv/iverham/email4u.txt
-để biết thêm thông tin về thu thập thông tin qua e-mail
send ftp://ftp.crl.com/users/iv/iverham/fun4u.txt
- để biết thêm những điều thú vị mà bạn có thể làm với e-mail
send ftp://ftp.netcom.com/gb/gboyd/wsintro.faq
- chi tiết về các cơ chế tìm kiếm trên Web bằng e-mail
Tài liệu này sẽ dài chừng 1.300 đến 1.400 dòng văn bản với kích thước khoảng 58KB (chỉ đúng với bản tiếng Anh, bản tiếng Việt có kích thước khoảng 135KB và dài khoảng 1.200 dòng - Người dịch). Nếu bạn nhận được một tài liệu ngắn hơn nhiều, hoặc thấy có dòng đại loại "part 2 of 2" trên đầu tài liệu thì tài liệu của bạn đã bị thiếu. Rất có thể nguyên nhân là do hệ thống e-mail của bạn bị giới hạn về kích thước file truyền nhận. Sau đây là giải pháp:
Để nhận tài liệu đã được chia thành nhiều phần có kích thước nhỏ, hãy gửi e-mail tới địa chỉ mail-server@rtfm.mit.edu và điền các dòng sau trong phần BODY của thông điệp:
size 25000
send usenet/news.answers/Internet-services/access-via-email
Máy chủ e-mail sẽ chia nhỏ tài liệu này thành từng phần có kích thước 25.000 bytes và gửi chúng cho bạn thành nhiều thông điệp độc lập. Bạn có thể thay giá trị "25000" thành bất cứ giá trị nào bạn thấy phù hợp.