Cho dù Internet không có một cơ quan giám sát trung tâm nào, vẫn có nhiều tổ chức phát sinh từ việc hoàn thiện, phát triển và thực thi Internet. Khắp nơi trên thế giới đều vươn tới Internet, sẽ không thể có một danh sách đầy đủ về các tổ chức liên quan đến Internet. Sau đây là một số tổ chức chính.
Theo lịch sử của Internet, sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ là động lực chính cho sự thành lập và phát triển của Internet. Vai trò của Bộ Quốc Phòng Mỹ có ảnh hưởng rất lớn trong thời gian hoạt động của tổ chức ARPA và ảnh hưởng này giảm đáng kể từ khi tách riêng mạng Milnet. Vai trò của tổ chức khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) đã gia tăng nhanh chóng và sự bùng nổ phát triển của Internet có thể sẽ không xảy ra nếu không có tác động tích cực của NSF.
Tác động quan trọng nhất của NSF là sự thành lập Trung tâm thông tin Mạng (Network information center NIC) có cơ cấu đặc biệt với tổ chức hỗ trợ mạng quân đội DDN NIC vào 1/4/1993. Ba nhà thầu cung cấp dịch vụ cho cộng đồng Internet được gọi với tên chung là InterNIC:
Những tổ chức này thành lập nên InterNIC, là một tổ hợp trung tâm thông tin mạng của Internet.
Bên cạnh NSF, một số tổ chức khác cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển của Internet, từ khi Internet còn là một mạng mới. Mỗi tổ chức đều có trách nhiệm với những mạng thành phần và đặc biệt quan trọng đối với những người sử dụng trên mạng đó. Những tổ chức này thay đổi theo loại, vùng, quốc gia của mạng. Một vài tổ chức đáng chú ý do phạm vi hoạt động của nó liên quan đến Internet; sau đây là danh sách một số tổ chức đó:
Hiệp hội Internet (The Internet Society). Tổ chức phi lợi nhuận nhằm hoàn thiện Internet và những kỹ thuật của nó. Thành viên của nó thường mở rộng đến những cá nhân và tổ chức khác. Chủ tịch hiệp hội hiện tại là Vint Cerf, một trong những người phát kiến Giao diện Internet. Uỷ ban kiến tạo Internet của Hiệp hội gồm một vài thành viên. Một trong số đó, nhóm đặc nhiệm kỹ thuật Internet (The Internet Enginneering Task Force - IETF) là nổi bật hơn cả. IETF tổ chức những buổi hội thảo định kỳ và được mở rộng đến bất cứ người nào quan tâm đến sự phát triển những tiêu chuẩn của Internet. Trước và sau mỗi buổi hội thảo, các thành viên lại tiếp tục công việc qua nhóm thảo luận bằng thư điện tử. Thành viên của IETF bao gồm đại diện các nhà cung cấp, các lập trình viên, kỹ sư của các mạng ổn định, các trường Đại học và những nơi khác. IETF vẫn là nơi định nghĩa các chuẩn của Internet.
Liên hiệp thông tin mạng (The Coalition for Networked Information - CNI). Nỗ lực liên kết này là sự sắp xếp của những tổ chức hàn lâm: liên hiệp các thư viện nghiên cứu (gồm những thư viện nghiên cứu đầu đàn), EDUCOM (một tổ chức phát triển kỹ thuật thông tin trong nền giáo dục cao). Những cuộc hội thảo của CNI là nơi gặp gỡ và cùng làm việc rất quan trọng của những thư viện nghiên cứu và những nhà quản lý kỹ thuật máy tính. CNI hỗ trợ những dự án nghiên cứu trong nối mạng thông tin và cố gắng sắp xếp chính sách và luật lệ.
Liên đoàn mạng nghiên cứu Mỹ (The Federation of American Reseach Networks - FARNET). Đây không phải là một mạng máy tính mà là một tổ chức điều phối những mạng nghiên cứu. FARNET ngày nay bao gồm những nhà cung cấp dịch vụ mạng có lợi nhuận và phi lợi nhuận, những trường Đại học, những Tổ chức khác cả ở Mỹ và Quốc tế.
Liên hiệp Mạng các trường phổ thông]> (The Consortium for School Networking). Nhóm này nhằm hoàn thiện những truy nhập Internet cho các trường phổ thông từ mẫu giáo đến trung học. Nó làm việc rất thân thiện với nhóm làm việc của IETF với cùng một đặc quyền như nhau.
Tổ chức trao đổi Internet thương mại (the Commercial Internet eXchange-CIX). Đây là một sự liên kết giữa các nhà cung cấp truy nhập Internet thương mại. Nó gồm những nhà cung cấp truy nhập Internet đầu đàn của Mỹ cũng như châu Âu. Những thành viên của CIX nối liền các mạng của họ với nhau và với những người khác, trong nỗ lực tạo ra một siêu-mạng khung (nesuper-backbo) nhằm giải thoát những hạn chế trong các sử dụng thương mại.
Tổ chức biên giới điện tử (The Electronic Frontier Foundation - EFF). Lãnh đạo bởi Mitch Kapor (một trong những người sáng lập tập đoàn Lotus). EFF là một trong những nhà chủ xướng chính cho sự thành lập xa lộ thông tin ở Mỹ, với ý tưởng ứng dụng nhanh những kỹ thuật đã khả thi hơn là chờ đợi ngày mà mọi gia đình và văn phòng đều được nối với nhau bằng cáp quang.
Reseaux IP europeans (RIPE). RIPE là một sự liên kết của hơn 60 nhà cung cấp dịch vụ IP (Internet-Protocol) của châu Âu, đại diện cho hơn 300.000 máy tính trên Internet. Sự cố gắng của RIPE thiết lập nên IP có tác dụng tích cực đến tổ chức mạng châu Âu khác RARE.
Trên đây chỉ là những ví dụ về những tổ chức được thành lập cùng với sự phát triển của Internet, bởi vì Internet vươn tới mọi vùng trên toàn cầu. Do đó sẽ có rất nhiều cơ quan và tổ chức có liên quan mà không thể liệt kê ra hết ở đây.