hn4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com
Full version available at http://4u.jcisio.com/r/article506.htm

Không rõ

Thắc mắc về UNIX Shell

Trước đây, người dùng Internet phải gõ những lệnh mù mờ khó hiểu vào những cỗ máy kềnh càng, khó sử dụng. Ngày nay, nhiều người vẫn còn sử dụng các tài khoản UNIX (UNIX accounts), còn gọi là tài khoản shell (shell accounts) để truy nhập Internet. Họ phải nhớ để mà gõ e-mail (bằng chữ thường) để đọc thư điện tử của họ. Họ phải gõ trn hoặc nn để đọc các nhóm tin Usenet. Chẳng có bao nhiêu trợ giúp trực tuyến (Online help), chỉ có lèo tèo vài trình đơn, nhưng rất dồi dào những chuỗi lệnh không tài nào nhớ nổi.

Nếu bạn sử dụng một tài khoản UNIX shell, rất có thể bạn có đến "cả tỷ" câu hỏi! Chương này sẽ giải đáp hầu hết những thắc mắc thông thường về UNIX.

1. UNIX là gì, và tôi có cần bận tâm không?

UNIX là một hệ điều hành được viết vào năm 1960 bởi hai chàng trai ở Bell Labs.

Bởi UNIX đã có từ trên 25 năm nay, đến bây giờ đã sẵn rất nhiều phiên bản, với những cái tên như System V, BSD/OS, OSF/1, Solaris và Linux. UNIX có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau đến mức kinh ngạc, từ các PCs (Personal Computers - máy tính cá nhân) chạy trên 486 cho đến những mainframe đồ sộ. Nhiều người thích UNIX bởi vì nó mạnh, đa năng và cho phép những người viết chương trình tạo nên các phần mềm bằng cách sử dụng trong một phạm vi hết sức rộng những công cụ thảo chương. Kẻ khác thì lại "căm thù" UNIX, bởi vì nó đòi buộc phải gõ nhiều lệnh "bí hiểm" và khó nhớ, nó có thể không đáng tin cậy và đòi hỏi phải có một phù thuỷ (chuyên gia về UNIX) mới có thể kiểm soát nó chạy. Một vài người trong chúng ta thì vừa thích lại vừa không. Giống như DOS, UNIX đưa ra cho bạn một dấu nhắc lệnh, mà với nó bạn đáp lại bằng việc gõ các lệnh. Cũng có nhiều giao diện đồ họa người dùng (graphical user interfaces - Guis) chạy trên UNIX, giống y như Windows chạy trên Dos để làm cho hệ UNIX trở nên dễ sử dụng hơn nhiều. Mô thức (motif) được biết nhiều nhất là UNIX GUI.

Nếu bạn đã từng sử dụng DOS, bạn sẽ nhận thấy có nhiều điều tương tự trong UNIX. Một vài lệnh giống hệt (chẳng hạn cd để thay đổi thư mục), nhiều lệnh tương đương, còn một số thì hoàn toàn khác. Ví dụ, UNIX có nhiều lệnh kiểm soát xem ai làm chủ những tập tin nào và ai có thể truy nhập được nó. Nó cũng có những lệnh được sử dụng khi có nhiều chương trình chạy cùng một lúc, điều rất hiếm khi xảy ra trong DOS.

Nhiều máy tính trên Internet sử dụng hệ điều hành UNIX. Lý do là vì UNIX được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng máy tính học viện, một cộng đồng đã từng là thành phần xương sống của Internet trong nhiều năm. Một lý do khác nữa đó là, UNIX chứa đựng nhiều phần mềm mạng xây dựng bên trong (built-in networking software) có sẵn với chi phí thấp hoặc bên không phải trả tiền.

2. Tại sao các tài khoản UNIX vẫn thường được sử dụng để truy nhập Internet?

Vì những công ty đầu tiên đưa ra các tài khoản Internet cho công chúng đã cung cấp những tài khoản trên những hệ thống UNIX đ ã được kết nối sẵn với Internet.

Lúc đó, các tài khoản SLIP và PPP vẫn chưa được phát minh vì thế các tài khoản UNIX là con đường dễ dàng nhất (dù chỉ là cho nhà cung cấp) để cung cấp việc truy nhập Internet. Các tài khoản UNIX vẫn thường rẻ hơn các tài khoản SLIP và được lưu hành rộng rãi hơn. Lợi điểm chủ yếu của chúng hơn hẳn những tài khoản SLIP đó là chúng không đòi hỏi bất cứ phần mềm đặc biệt nào trên máy tính của bạn - bạn có thể sử dụng bất cứ chương trình giả lập thiết bị đầu cuối (terminal emulation program) nào.

3. Tại sao nó không cho tôi đăng nhập vào?

UNIX bảo: Login incorect ("đăng nhập không đúng") nếu bạn gõ sai tên người dùng (user name) hoặc mật lệnh (password) của bạn.

Bạn hãy gõ chậm rãi và cẩn thận, hãy chú ý vào việc viết hoa, điều được tính đến trong những mật lệnh.

Nếu bạn gặp rắc rối trong việc nhập mật lệnh của bạn, bạn có thể thay đổi nó bằng cách dùng chương trình password. Chương trình password sẽ hỏi mật lệnh hiện hành của bạn (để đảm bảo rằng nó thật sự là bạn) và sau đó nó yêu cầu bạn gõ mật lệnh mới của bạn hai lần.

Nếu chẳng may bạn quên mất mật lệnh của mình, hoặc thậm chí hệ thống của bạn cứ không chịu chấp nhận nó mặc dù bạn chắc chắn rằng bạn đang gõ đúng, thì bạn đành phải làm phiền tới nhà cung cấp Internet của bạn thôi. Nó không thể nhắc cho bạn cái mật lệnh của bạn được nhưng nó có thể đổi mật lệnh đó thành một mật lệnh khác nếu bạn biết.

4. Sao chẳng có gì xảy ra khi tôi gõ hết lệnh vậy?

UNIX là một "kẻ" hết sức cầu kỳ rắc rối và có lẽ bạn đã không gõ lệnh cho nghiêm chỉnh (chính xác).

Mọi máy tính đều mắc cái tật ... "tính toán" nhỏ nhen và chẳng có một tí nào là óc tưởng tượng, thế mà các máy chạy UNIX còn..."trùm sò" hơn nhiều về phương diện chi li kim chỉ. Một lỗi thông thường mà bạn hay phạm phải là, "ai biểu bạn đi gõ chữ hoa mấy cái lệnh đó bao giờ đâu". UNIX coi chữ hoa và chữ nhỏ là "không đời nào có thể giống nhau", vì vậy nếu bạn gõ chữ MAIL thay vì phải gõ mail, UNIX sẽ âm thầm lặng lẽ bảo cho chương trình thư tín của bạn... nằm im bất động.

Một sự rầy ra khác nứa là, "ai biểu bạn không chịu nhấn dùm cái phím Enter hoặc Return rành rành trước mắt kia kìa!" UNIX sẽ không thèm làm cái gì hết cho đến khi bạn nhấn hai phím đó, bởi vì nó "lý sự" rằng nó "cứ tưởng" bạn vẫn còn đang "mò mẫm" gõ tiếp câu lệnh.

5. Tôi vừa mói nhấn Ctrl+D một cái là nó đã thoát ra! tại sao vậy?

Ctrl+D là lệnh end of input (kết thúc việc nhập) ký từ vào trong vùng UNIX.

Việc nhấn tổ hợp phím Ctrl+D tương đương với việc bạn gõ một ký tự ASCII004, điều đó có nghĩa là không còn input (nhập ký tự) nữa. Vì vậy UNIX "phán quyết" rằng bạn đã hoàn tất việc gõ lệnh và thế là nó "tống bạn ra khỏi cửa !" (log out).

Một số hệ thống UNIX cho tắt đặc tính này, để bạn có thể gõ lệnh logoff hoặc exit để đi ra một cách đàng hoàng (log out - đăng xuất). Nếu việc lỡ nhấn Ctrl+D làm cho bạn phải "ra đường" ngoài ý muốn. Đừng lo! Bạn chỉ việc chuẩn bị lại tư thế một chút là có thể "vào nhà" (log in) lại ngay thôi ấy mà!

6. Nó làm lơ! Tôi làm gì bây giờ?

Một chương trình có thể bị chết cứng (frozen up) và chẳng còn biết phải xử sự làm sao. Tội nghiệp nó!

Sau đây là một số điều bạn nên thử xem có "xoa dịu" được nó không:

Bấm (huyệt?) ESC một lúc.

Bấm Ctrl+C một lát. Ctrl+C là một ký tự ngắt (interrupt character) đối với nhiều chương trình UNIX.

Bấm Ctrl+D một lát nữa (điều này có thể làm bạn thoát ra, nhưng lúc nào bạn cũng có thể "xông vào"được).

Nếu vẫn không ăn thua gì, bạn hãy thử tiếp các bước sau:

Nhấc máy (điện thoại, chứ không phải "nhấc" máy tính của bạn ra chợ đâu!) nếu bạn đang quay số (dial in) tới hệ thống UNIX. Gọi bất cứ chương trình giao tiếp (communication) nào bạn đang dùng để yêu cầu...cắt liên lạc.

Nếu thiết bị đầu cuối UNIX đang ở trên một mạng cục bộ (local area network), bạn hãy lập tức đi thỉnh "tổ sư" UNIX (UNIX guru) của bạn tới để trị nó.

Các chương trình UNIX sẽ đứng im bất động khi chúng bị "khủng hoảng thần kinh" (mà cũng có thể là "rối loạn tiêu hoá"), ngay cả những chương trình trên DOS, Windows và MACS đôi khi cũng bị "bịnh" đó. Nếu "bịnh đủ nặng", chúng có thể chẳng còn ngó ngàng gì tới bàn phím nữa, đó là lúc bạn phải gác máy hoặc hủy bỏ chương trình.

7. Làm sao để liệt kê ra các tập tin trong home directory tài khoản của tôi?

Bạn hãy gõ lệnh ls (nhớ dùng các ký tự thường, và nhấn Enter hoặc Return sau khi gõ lệnh xong).

Lệnh ls liệt kê nội dung của thư mục hiện hành (trừ phi bạn bảo nó liệt kê thư mục khác). Thư mục gốc của bạn là thư mục mà bạn đang đứng ở đó khi bạn đăng nhập (nó cũng được gọi là Login Directory của bạn). Nó chứa đựng nhiều tập tin và thư mục.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, chẳng hạn những mục tin (items) nào là những tập tin (files), và những mục tin nào là những thư mục (directories). Hãy gõ lệnh này" ls - l

Có nghĩa là bạn muốn chạy lệnh ls với tuỳ chọn - L (long option), lệnh sẽ liệt kê ra nhiều thông tin về mỗi tập tin, bao gồm kích thước của nó và thời điểm khi nó được hiệu chỉnh lần cuối. Đó là ký tự l, không phải số 1. Bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã gõ một khoảng trắng nào sau nó.

8. Nghe nói là có những tập tin ẩn ở trong thư mục của tôi. Làm sao xem chúng được đây?

Bạn gõ lệnh ls - al để xem một danh sách chi tiết của tất cả mọi tập tin trong thư mục cơ sở (home directory) của bạn, kể cả những tập tin ẩn.

Bạn có thể tạo một tập tin ẩn một cách dễ dàng trong UNIX - bằng cách bắt đầu trên tập tin bằng một dấu chấm. Ví dụ: rất có thể là bạn đang có một tập tin có tên là .login hoặc .profile trong thư mục cơ sở (home directory) của bạn, nó chứa thông tin cấu hình (configuration information) về tài khoản của bạn.

Nhiều chương trình tạo nên những tập tin ẩn để lưu trữ thông tin cấu hình. Chẳng hạn, các chương trình IRC lưu giữ thông tin cấu hình trong một tập tin có tên là .ircrc. Những chương trình đọc tin (newsreader) giữ thông tin trong .newrc. Những tập tin này đều là tập tin ẩn bởi vì "hồi xưa", người ta đã quyết định rằng chúng sẽ làm xáo trộn thư mục cơ sở (home directory) của bạn nếu bạn cứ phải thấy chúng mỗi khi liệt kê các tập tin của mình.

9. Dù sao đi nữa thì tất cả những tập tin đó là gì vậy?

Cho dù bạn chưa hề tạo nên bất kỳ một tập tin nào đi nữa, còn lâu thư mục cơ sở (home directory) của bạn mới là rỗng. Một số tập tin ẩn (hidden files) chứa thông tin về tài khoản của bạn và một số khác chứa thông tin cấu hình (configuration information) hoặc thông tin hiện trạng (status information) về các chương trình bạn chạy.

Để xem những tập tin nào đang có trong một thư mục. Bạn hãy gõ tên thư mục sau lệnh ls. Ví dụ: để xem thư mục Mail của bạn có những gì, bạn hãy gõ ls Mail (nhớ là, chữ hoa hay không cũng là một vấn đề "quan trọng" đấy!).

Để xem có cái gì trong một tập tin, bạn có thể dùng lệnh more, tương tự như sau:

more filename.

Đối với các tập tin văn bản, lệnh này sẽ hiển thị mỗi lần một màn hình nội dung của chúng. Bạn nhấn thanh cách khoảng (spacebar) để xem màn hình kế tiếp, hoặc gõ q (quit) để thoát ra. Nếu tập tin chứa thông tin không phải là văn bản, bạn sẽ thấy những ký tự hỗn loạn trên màn hình.

Dưới đây là một số tập tin thích hợp cho bạn đi vào:

.login, .profile, và .cshrc là những tập tin văn bản chứa thông tin cấu hình về tài khoản của bạn. Đừng làm điều gì "bậy bạ" với chúng hết trừ phi bạn biết rõ mình đang làm gì.

.forward là một tập tin văn bản được chương trình thư điện tử (e-mail program) sử dụng để gửi thư tín của bạn, nếu bạn thích nhận thư điện tử trên một hệ thống khác

.newsrc và .newsgroup là những tập tin văn bản chứa danh sách của nhóm tin Usenet mà bạn thuê bao hoặc đã từng thuê bao.

.pinerc là tập tin văn bản chứa thông tin cấu hình được sử dụng bởi chương trình pine e-mail.

.plan và .project là những tập tin văn bản chứa thông tin mà chương trình finger hiển thị về bạn.

.signature là tập tin văn bản có chứa chữ ký (signature) của bạn; có nghĩa là, những dòng văn bản mà bạn muốn chương trình e-mail của bạn bổ sung vào cuối mỗi điện văn e-mail bạn gửi.

Thư mục cơ sở (home directory) của bạn có thể chứa những thư mục sau đây:

elm chứa những thông tin cấu hình về chương trình elm e-mail, bao gồm các danh sách về địa chỉ của bạn bè và đồng nghiệp của bạn. (FAQ 7-20, "Chương trình UNIX nào là xài tốt nhất?" sẽ mô tả về eml).

bin chứa các chương trình riêng của bạn. Nếu có bất kỳ chương trình UNIX nào mà bạn muốn chạy trên tài khoản của mình. Bạn hãy đặt chúng vào trong thư mục bin của bạn.

Mail chứa các tập hồ sơ thư tín (mail folders) được tạo bởi chương trình e-mail của bạn. Thư tín bạn nhận được thường được lưu trữ trong một tập tin trong thư mục /usr/mail.

10. Tôi có thể chặn không cho thông tin vuột khỏi đầu màn hình được không?

Bạn dùng lệnh More

Bạn có thể dùng lệnh more để hiển thị những tập tin văn bản lớn và làm chậm lại việc truy xuất (output) những lệnh khác. Để hiển thị một tập tin văn bản lớn, bạn chỉ việc gõ more và tên tập tin văn bản.

Để làm chậm lại việc truy xuất những lệnh khác, bạn gõ lệnh đó và rồi gõ thêm một dấu sổ dọc "|"(còn được gọi là pipe - ống dẫn), rồi gõ more. Việc này sẽ "lái" (pipe) xuất liệu (output) của lệnh khác thông qua lệnh more đó; nghĩa là, thay vì ra thẳng màn hình, xuất liệu (output) của lệnh đó trở thành nhập liệu (input) của lệnh more. Ví dụ: nếu bạn dùng lệnh ls để xem một danh sách các tập tin trong thư mục cơ sở (home directory) của bạn và bạn lại có quá nhiều tập tin để có thể nằm trọn trong màn hình, bạn hãy gõ lệnh này: li | more

Xuất liệu (output) của lệnh ls (danh sách các tập tin) trở nên nhập liệu đối với lệnh more, lệnh sẽ hiển thị nó lần một màn hình trọn vẹn. Để xem một danh sách chi tiết, bạn gõ:

ls - al | more

Lệnh more hiển thị toàn màn hình đầu tiên của thông tin. Để xem màn hình kế tiếp, bạn nhấn thanh khoảng trống. Để xem thêm các dòng còn lại trong danh sách, bạn nhấn Enter hoặc Return. Để dừng công việc xuất liệu, bạn gõ q.

11. Làm sao để tạo một tập tin văn bản và lưu trữ nó?

Bản sử dụng một chương trình soạn thảo văn bản (text editor - một chương trình cho phép bạn tạo và hiệu chỉnh những tập tin văn bản) để tạo lập tập tin đó. Một số chương trình soạn thảo văn bản thông dụng là EMACS, vi, ed và Pico.

Nếu may mắn, hệ thống UNIX của bạn sẽ có trình soạn thảo pico, đây là trình sử lý văn bản dễ sử dụng nhất. Bạn gõ pico rồi nhấn Enter hay Return: nếu hệ thống của bạn không có trình này, bạn sẽ thấy thông điệp báo lỗi command not found (không tìm thấy lệnh).

Để sử dụng pico nhằm tạo một tập tin, bạn hãy gõ: pico filename

Hãy thay thế filename bằng tên của tập tin mà bạn muốn tạo. Pico sẽ khởi hoạt và hiển thị một màn hình trống với một trình đơn bí hiểm ở đáy màn hình. Bạn hãy đánh các dòng văn bản bạn muốn vào tập tin. Khi đã đánh xong, bạn nhấn Ctrl+X để thoát khỏi pico. Pico sẽ hỏi xem bạn có muốn lưu văn bản hay không; gõ y (yes) để lưu nó.

Nếu hệ thống của bạn không có pico. Bạn cũng có thể sử dụng ed, một chương trình xử lý theo dòng (line editor), có nghĩa là bạn phải làm việc trên tập tin của bạn mỗi lần chỉ trên một dòng và tham chiếu đến những dòng khác bằng con số dòng (line number). Bạn cũng phải theo dõi xem ed đang hoạt động theo chế độ (mode) nào, bởi vì trong chế độ lệnh (command mode), các ký tự bạn gõ sẽ đưa ra các lệnh; trái lại, trong chế độ nhập liệu, các ký tự bạn gõ sẽ nhập vào tập tin văn bản của bạn dưới dạng văn bản. Đặc điểm này làm cho ed đặc biệt rắc rối.

Bạn hãy gõ: ed filename

Thay filename bằng tên của tập tin mà bạn muốn tạo. Ed sẽ thông báo rằng đâu có thấy một tập tin nào có cái tên như vậu đâu. Lúc này, bạn vẫn đang ở trong chế độ lệnh, vì thế hãy nhấn a (Lệnh append) rồi Enter hoặc Return để nối (append) các dòng của văn bản vào tập tin mới này. Bây giờ bạn đã ở trong chế độ nhập liệu. Hãy gõ từng dòng và nhấn Enter sau mỗi dòng đó. Hãy báo cho ed rằng bạn đang làm việc với chế độ nhập liệu (input mode) bằng cách gõ một dấu chấm trên một dòng. Thế là bạn đã trở lại chế độ lệnh.

Để xem các dòng trong tập tin của bạn, hãy gõ: 1,$l

Để lưu tập tin, bạn nhấn w rồi Enter hoặc Return. Để thoát khỏi ed, bạn nhấn q rồi Enter hoặc Return.

Bạn có thể sử dụng thêm nhiều lệnh khác nữa để xem nội dung của tập tin mới của mình.

12. Làm sao để bỏ một tập tin mà tôi không còn thích nữa?

Bạn sử dụng lệnh rm (một cách cẩn thận).

Lệnh rm (remove) sẽ xóa hẳn một tập tin (không có lệnh undelete).

Ví dụ, để xoá đi một tập tin có tên là junk, bạn gõ: rm junk

UNIX (cũng giống như Dos) sử dụng các dấu hoa thị (*) và chấm hỏi (?) như là những Wildcard characters, nó cho phép bạn thực hiện những lệnh nào đó đồng thời cho các nhóm tập tin. Bạn đừng dùng các dấu hoa thị và chấm hỏi với lệnh rm, trừ phi bạn biết rõ mình đang làm gì; nếu không, bạn có thể xoá hết mọi tập tin trong thư mục của bạn.

Nhân tiện chúng ta đang đề cập đến những điều này, chúng tôi cũng nên hướng dẫn cho bạn cách thức để đổi tên hoặc sao chép một tập tin. Bạn có thể đổi tên tập tin bằng cách dùng lệnh mv (viết tắt từ chữ move, bởi vì bạn cũng có thể dùng lệnh này để di chuyển các tập tin từ một thư mục này đến một thư mục khác). Bạn hãy gõ: mv oldname newname

Bạn thấy oldname bằng tên của tập tin hiện có newname bằng tên mới mà bạn muốn nó mang.

Để sao chép một tập tin, bạn sử dụng lệnh cp (copy) như sau: cp oldname newname

Thay oldname bằng tên của tập tin hiện có và newname bằng tên mà bạn muốn dành cho bản sao mới.

Hãy cẩn thận khi bạn rename hoặc copy tập tin. Nếu đã có một tậptin tồn tại sẵn với cái tên bạn mới để nghị, UNIX sẽ xoá nó ngay để dành chỗ cho tập tin mới của bạn. Cũng vậy, bạn không được đổi tên bất cứ tập tin nào mà chúng tôi đã đề cập đến trong chương này, đặc biệt là những tập tin ẩn. Nếu bạn đổi tên chúng kể cả việc dịch chuyển dấu chấm nằm ở đầu cái tên, những chương trình cần đến các tập tin này sẽ không còn biết đường nào để lần ra chúng nữa.

13. Làm sao để chuyển một tập tin từ tài khoản UNIX của tôi đến PC hoặc MAC của tôi?

Bạn hãy dùng các lệnh sx, sz hoặc kermet để chuyển nó.

Hầu hết các hệ thống UNIX đều có thể chuyển các tập tin thông báo qua giao thức (protocol) Xmodem (sử dụng lệnh sx), giao thức Zmodem (dùng lệnh sz), giao thức Kermit (dùng lệnh kermit), hoặc giao thức Mac-Terminal (dùng lệnh macput). Bạn có thể xác định những chương trình nào trong số này được cài đặt trên hệ thống UNIX bằng cách gõ man sx, man sz, man kermit, và man macput, mỗi cái trên một dòng riêng. Các dòng lệnh này sẽ hiển thị những hướng dẫn chương trình nếu chương trình đó có được cài đặt, và những thông báo lỗi nếu chương trình không được tìm thấy.

Kế đến, bạn hãy tìm hiểu xem PC hoặc Mac của bạn có thể sử dụng được cái nào trong số các giao thức chuyển tập tin trên. Rồi xem các tư liệu của chương trình giao tiếp (documentation of the communications program) mà bạn dùng trên PC hoặc Mac của bạn để khám phá xem nó có thể xử lý giao thức nào. (Lấy ví dụ, Windows Terminal có thể dùng Xmodem hay Kermit để chuyển các tập tin). Bây giờ bạn đã sẵn sàng để chuyển tập tin từ tài khoản UNIX của bạn đến Mac hoặc PC của mình.

Chuẩn bị máy tính của bạn để tiếp nhận tập tin. Thông thường bạn ra một lệnh cho PC hoặc Mac của bạn thông báo rằng có một tập tin đang đến và cho nó biết cần phải sử dụng giao thức chuyển tập tin (file transfer protocol) nào. Ví dụ: nếu bạn dùng chương trình Terminal đi theo với Windows, bạn chọn Setting --->Binary Transfer từ thanh trình đơn (menu bar) và chọn XModem/CRC như là giao thức chuyển. Rồi chọn Transfer--->Receive Binary File từ thanh trình đơn. Lúc này, Terminal chờ đợi để tiếp nhận một tập tin bằng cách sử dụng giao thức Xmodem.

Ra lệnh cho UNIX gởi tập tin. Có nghĩa là gõ lệnh (sx, sz, kermit, hoặc macput) được theo sau bởi tên tập tin (filename). Ví dụ: để gửi tập tin doc.zip bằng Xmodem, bạn gõ: sx doc.zip

Chờ cho tập tin chuyển xong. Tập tin càng lớn và sự kết nối tới hệ thống UNIX của bạn càng chậm thì việc chuyển tập tin của bạn càng mất thời gian hơn. Chương trình đầu cuối của bạn lưu tập tin vào đĩa khi nhận được nó. Đối với một số giao thức chuyển, chương trình đầu cuối của bạn có thể sẽ hỏi bạn về tên tập tin. Với những giao thức khác, chương trình gửi sẽ báo cho chương trình nhận sử dụng tên tập tin nào.

Để gửi một tập tin từ PC hoặc Mac đến hệ thống UNIX của bạn, bạn có thể sử dụng chương trình rx, rz, kermit và macget. Sau đó làm theo những bước dưới đây:

Lệnh cho UNIX sẵn sàng tiếp nhận tập tin bằng cách gõ lệnh chuyển tập tin (rx, rz, kermit và macget), rồi theo sau bởi tên tập tin. (Đối với một số trong các lệnh này, có thể nó sẽ yêu cầu bạn lược bỏ tên tập tin).

Lệnh cho PC hoặc Mac của bạn gửi tập tin. Hãy chắc rằng chương trình của bạn đang sử dụng cùng một giao thức chuyển tập tin mà UNIX đang chờ đợi. Chẳng hạn, nếu bạn sử dụng chương trình Windows Terminal, hãy chọn Transfer ---> Send Binary File từ thanh trình đơn.

Chờ cho đến khi chương trình terminal của bạn báo rằng nó đã làm xong công việc chuyển tập tin.

14. Khi chuyển các tập tin văn bản giữa hệ thống UNIX với PC của tôi, sao lại có những ký từ nặng nề ở cuối các dòng?

Dos và UNIX sử dụng những ký tự khác nhau tại cuối các dòng trong những tập tin văn bản.

Biết bao nhiêu là tiêu chuẩn! PC kết thúc mỗi dòng bằng 2 ký tự, một ký tự trả ngược dấu nhắc về đầu dòng, ký từ kia đẩy nó đến (đầu) dòng mới. Các hệ thống UNIX kết thúc mỗi dòng với chỉ một ký tự và một dấu tiếp dòng mới.

Khi sử dụng ftp, nếu bạn chọn ASII như là chế độ chuyển đổi (transfer mode), các chương trình ftp sẽ rất lưu ý tới vấn đề này. Thực tế là, mục đích căn bản của phương thức ASII trong ftp là để chèn hoặc dịch chuyển sự trở về của con trỏ khi cần đến. Khi bạn sử dụng một chương trình chuyển tập tin khác, bạn phải tự lưu ý về vấn đề này.

Nhiều hệ thông UNIX có một lệnh để UNIXize hoặc DOSize một tập tin văn bản - bạn hãy kiếm một "pháp sư" UNIX để hoá phép cho chúng nên một chỉ trong vài phút. Hỏi thăm một "pháp sư" UNIX địa phương hay từ nhà cung cấp Internet của bạn cũng được, nếu xuất hiện một lệnh "ma quái" như vậy.

15. UNIX lưu giữ những tập tin E-mail và những tập tin Usenet newsgroup của tôi ở đâu?

Thư tín bạn nhận được được lưu trữ trong một tập tin trong thư mục /usr/mail/ hoặc thư mục /var/spool/mail. Một tập tin ẩn có tên là .newsrc được định vị trong thư mục cơ sở (home directory) của bạn, chứa danh sách của những nhóm tin Usenet bạn được đăng ký đến.

Nếu bạn lưu thư mục của bạn trong những tập hồ sơ chương trình thư tín của bạn có thể lưu trữ các folder này trong một thư mục nằm dưới thư mục cơ sở của bạn. Thường nó được đặt tên là mail hoặc Mail. Một số chương trình đọc tin, lưu thêm những thông tin bổ sung của nhóm tin, bao gồm những đề mục bạn quyết định lưu trữ, trong một thư mục có tên là News (trong home directory của bạn).

16. Tôi không làm sao thấy hết được mọi World Wide pages rất mới đó, vậy thực ra có thấy được không?

Nếu bạn sử dụng một giao diện đồ hoạ người dùng UNIX (UNIX graphical user interface), chẳng hạn Motif, bạn nhất định có thể thấy hết được. Nếu không, thì ít ra bạn vẫn còn có Lynx để xem phần văn bản của những trang đó.

Nếu bạn quay số tới một tài khoản UNIX shell, bạn có thể bị kẹt với một hệ thống dựa trên ký tự (character-based), trừ phi bạn cài đặt The Internet Adapter (TIA - như được mô tả trong FAQ kế tiếp). May mắn thay, Lynx là một thiết bị duyệt Web rất tốt, mặc dù nó không thể cho bạn thất những hình ảnh đồ hoạ. Khi bạn thấy một dấu nhắc UNIX shell, hãy gõ lynx để chạy nó.

Nếu bạn dùng một máy UNIX với Motif hay một giao diện đồ họa người dùng khác, bạn có thể thấy những hình ảnh đồ họa - Motif làm việc tựa như những gì Windows đã làm trên những máy DOS, bổ sung khả năng point-and-click (trỏ và bấm), những cửa sổ đa năng và các đồ họa cho hệ thống của bạn. Với Motif bạn có thể sử dụng Mosaic (một Web browser đồ họa nguyên gốc) hoặc Netscape (một Web browser có lẽ thuộc loại phổ biến nhất). Nhiều Web browsers chạy trên X Windows khác đang sẵn có, chẳng hạn Arena và Chimera.

Đây là các URLs của những trang Web có chứa thông tin về Unix Web browsers:

17. Nghe nói có một chương trình gọi là Internet Adapter có thể đổi tài khoản shell của tôi thành tài khoản SLIP - có đúng vậy không?

Có chứ! The Internet Adapter (TIA) là một chương trình UNIX cho phép những người dùng shell giả vờ như họ đang có các tài khoản SLIP.

Nếu bạn cài đặt và chạy TIA trên hệ thống UNIX, bạn có thể dùng những chương trình WinSock trên máy WinSocks của bạn, cứ y như là bạn có một tài khoản SLIP hoặc PPP.

TIA không miễn phí, nó là một sản phẩm thương mại được phát triển bởi Cyberspace Development, Inc. và nó được phát hành bởi InteMind Corporation. Nhưng một tờ giấy phép cho một người dùng trị giá chỉ có 25 USD (vào mùa hè 1995), cho nên thực tế nó cũng gần như miễn phí.

Câu hỏi hiếm gặp?

Emacs có thể làm mọi điều - thế nó có thể duyệt Web được không?

Nhất định là được chứ! EMACS là một chương trình soạn thảo văn bản có thể lập trình hầu như vô hạn, và nó có thể làm được tất cả mọi điều, chẳng hạn như đọc thư tín, kiểm tra lỗi các chương trình C của bạn và phân tích tâm lý của bạn nữa. Hết sức tự nhiên, với sự trông đợi vào WWW những người dùng EMACS đã làm việc cật lực để huấn luyện cho EMACS trở thành một thiết bị duyệt Web và kết quả là một chương trình trọn gói có tên là W3 đã ra đời.

W3 là một sự cải tiến của EMACS, cho phép EMACS duyệt Web, chuyển các tập tin thông qua ftp, xem các chương trình đơn Gopher và đọc các nhóm tin Usenet.

Để có được thông tin đầy đủ về W3, bạn hãy xem trang Web này: http://www.cs.indiana.edu/elisp/w3/docs.html

Để cài đặt TIA, bạn phải biết nhà cung cấp Internet của bạn đạng chạy phiên bản nào của UNIX và hiểu biết một chút về việc sử dụng các lệnh UNIX.

Có lẽ bạn cũng cần sự hỗ trợ từ nhà cung cấp của bạn trong việc thiết đặt TIA. Hãy gọi tới nhà cung cấp Internet, hoặc gửi e-mail đến địa chỉ hỗ trợ của họ, để hỏi xem họ có sẵn TIA, hoặc có thể cài đặt TIA giúp bạn hay không, hay họ từ chối và bạn phải một thân một mình làm lấy công việc cài đặt này.

Để có thông tin mới nhất về TIA, hoặc để download bản sao và trả tiền cho licence của bạn bạn hãy xem các trang Web này:

http://marketplace.com/o/tia/tiahome.html

Hoặc gửi e-mail đến địa chỉ sau: tia-info@marketplace.com

18. Finger là gì, và tại sao người ta lại gọi như vậy?

Chương trình finger hiển thị thông tin về một máy tính chủ trên Internet (bao gồm luôn cả thông tin về người hiện đang sử dụng máy tính) hoặc về một nhân vật nào đó.

Bạn có thể sử dụng lệnh finger để tìm hiểu xem ai là người đã đăng ký vào trong hầu hết mọi máy tính của Internet, giống như sau: finger@hostname

Chẳng hạn, để xem người nào hiện đang sử dụng máy tính Internet For Dummies Central, bạn gõ finger@iecc.com Bạn sẽ thấy một danh sách người đã đăng ký vào máy tính chủ này. Thỉnh thoảng, máy tính chủ hiện những thông tin hữu ích khác. Ví dụ, bạn có thể "finger" Internet host đầu não tại M.I.T (chúng tôi biết rằng điều đó nghe hơi "bẩn thỉu", nhưng đó chính là thực chất của hành động cho chạy finger để tọc mạch vào đầu tư của người khác!). Bạn gõ lệnh sau: finger@mit.edu

Bạn sẽ thấy một văn bản như sau:

Student data loadded as of May 23, Staff data load as of Apr 28. Notify the Registrar or Personel as approiate to change information.

Our on-line help system describes

How to data, how the directory work, where to get more info.

For a listing to help topics, enter finger help@mit.edu. Try finger help_about@to read about how the directory works. Please see help_url@mit.edu for questions about the new URL field.

Để có được thông tin về một nhân vật cụ thể, bạn gõ địa chỉ e-mail của người đó như là một phần của lệnh finger, giống như sau: finger author@dummies.com

Nếu địa chỉ e-mail là dành cho một máy tính quản lý những thông tin yêu cầu từ chương trình finger, bạn sẽ thấy những thứ chẳng hạn như sau:

Login name: author in real life: Margy Lenine Young Directory: /usr/margy Shell:/bin/bash

on since Jun 15 14:32:55 on ttyp2 20 hours Idle Time

Project: Finish "Internet FAQs" and "The Internet for Windows 95 For Dummies"

Plan:

----

Write lots of best-selling books.

Become en lightened.

Have funwith my kids.

Raise chickens.

Những người có tài khoản SLIP hoặc PPP thường không thể finger được, bởi vì các nhà cung cấp Internet SLIP thường không giải quyết được những yêu cầu finger về những người dùng SLIP. Chương trình finger là một trong rất ít những ưu điểm mà các tài khoản Shell có được!

19. Làm sao có thể kiểm soát được những gì finger có thể nói về tôi?

Bạn có thể tạo các tập tin .project và plan chứa một vài thông tin finger hiển thị.

.project và .plan của bạn là những tập tin văn bản chứa những thông tin về bạn. Chúng tồn tại trong thư mục cơ sở (home directory) của bạn, và bạn có thể tạo những tập tin này bằng bất kỳ trình xử lý văn bản nào. Hãy theo những hướng dẫn trong FAQ 7-11 "Làm sao để tạo một tập tin văn bản và lưu trữ nó?" để biết cách tạo các tập tin. Bởi vì cả hai tập tin này đều được bắt đầu bằng một dấu chấm, chúng sẽ không xuất hiện trong những danh sách tập tin sử dụng lệnh ls thông thường: bạn hãy xem FAQ 7-8 "Nghe tôi nói đây?" để liệt kê những tập tin ẩn của bạn.

Tập tin .project của bạn sẽ chứa thông tin về những gì bạn đang làm và có thể chỉ có một dòng duy nhất. Trên thực tế, tập tin có thể dài bao nhiêu tuỳ thích, nhưng lệnh finger chỉ hiển thị có mỗi dòng đầu tiên.

Một trong những tập tin .project hiện hành của chúng tôi, trông giống như thế này:

Finish "Internet FAQ" and The Internet for Windows 95 For Dummies"

Tập tin .plan của bạn có thể là dài hơn, nhưng đừng vội nhảy cẫng lên vui mừng. Nó bao gồm bất cứ thông tin về cá nhân hay chuyên môn nào mà bạn muốn những người dùng khác trên Internet biết đến. Ví dụ, đây là một trong những tập tin .plan của chúng tôi.

Write lots of best-selling books.

Becom enlightened.

Hawa fun with my kids

Raise chickens.

20. Những chương trình UNIX nào là xài tốt nhất?

Chúng tôi thích dùng elm và pine để đọc thư điện tử và trn để đọc những nhóm tin. Lynx là cơ hội tốt của bạn nếu bạn muốn duyệt qua WWW.

Bạn hãy thử Gopher cho việc truy nhập Gopherpace, ftp cho ftping, archie cho việc truy tìm những tập tin ftp trong các ftp archives, telnet cho việc đăng ký nhập vào (logging into) những máy tính ở xa (remote computer), finger để tìm ra những người dùng khác và ircii cho Internet Relay Chat.Â

Đây là những thông tin về một vài chương trình không phải là những chương trình tiêu chuẩn dành cho mọi hệ thống UNIX.

Chương trình elm được viết bởi Dave Taylor và bây giờ được bảo lưu bởi USENET Comunity Trust.

Để có thêm thông tin về elm, bạn hãy đọc nhóm tin Usenet comp.mail.elm. Hoặc với trang Web trên WWW sau đây:

http://www.myxa.com/elm.html

Pine là một chương trình đọc thư (mail reader) tuyệt vời khác, và dễ sử dụng hơn elm. Pine được viết bởi "dân" đại học Washington ở Seattle. Để có thông tin về nó, bạn hãy đọc nhóm tin Usenet comp.mail.pine.

URL của trang pine Web page được biểu thị ở đây: http://www.washington.edu:1180/pine/

trn là một chương trình đọc tin theo xâu (threaded), có nghĩa là nó tổ chức cácđề mục nhóm tin thành các xâu. Mỗi xâu là một đề mục và tất cả những hội đáp đối với đề mục đó. Chương trình đọc tin này làm cho việc theo dõi một cuộc thảo luận hoặc nhảy bỏ (skip) đề mục về những chủ đề không gây hứng thú cho bạn trở nên dễ dàng hơn.

Để có thêm thông tin về trn, bạn hãy đọc chương 26 trong Internet SECRETS, hoặc lời giới thiệu về trn của Jon Bell ở trong chương đó và cũng có trên trang Web này: http://www.oct.berkeley.edu/help/usenet/tr...trnint-3.3.html

Lynx là một chương trình duyệt Web chỉ có văn bản (text-only Web browser) dành cho UNIX. Tin đáng buồn là bạn không thể thấy những hình ảnh đồ hoạ, xem các trích đoạn video (video clip), hoặc nghe những tậptin âm thanh (sound files), nhưng tin mừng cho bạn là Lynx rất nhanh và dễ sử dụng.

Lynx Use's Guide (hướng dẫn cho người dùng Lynx) - còn ở đâu nữa? - Trên WWW tại URL này:

http://www.cc.ukans.edu/lynx_help/lynx_use...ener_guide.html

Hoặc bạn hãy xem trang này: http://www.cc.ukans.edu/about_lynx/about_lynx.html

Đối với thông tin về những chương trình khác chúng tôi đề nghị, bạn hãy tra cứu các chương trình này: Về Gopher, bạn hãy xem chương 15, "Gopher: Web của người nghèo". Về ftp, bạn xem chương 21, "FTP làm việc ra sao?". Đối với telnet, xem chương 8, "Những dịch vụ Internet linh tinh". Đối với ircii, xem chương 19, "Khởi động trên IRC". Chương trình finger được mô tả trong FAQ 7-18 "Finger là gì và tại sao người ta lại gọi như vậy?"


hainam4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com