Nếu bạn đã từng mất thời gian trong việc sử dụng Internet, có lẽ bạn đã nhận ra rằng nó là cả một lãnh địa lớn lao, rắc rối và vô tổ chức. Chẳng có trình đơn chính (main menu), màn hình trợ giúp, bàn hướng dẫn (central help desk) hay một dòng gợi ý (support line) nào để chỉ đường cho bạn đi lại trên đó cả. Đó là lý do tại sao có quá nhiều sách về Internet đã được ra đời - bạn chẳng còn biết làm cái gì ngoài việc có thêm nhiều thắc mắc về cách tìm lối đi cho mình trên mạng.
Thành phần của địa chỉ thư điện tử (e-mail address) đứng trước ký hiệu @ là tên người dùng (user name); phần đứng đằng sau ký hiệu này là tên chủ của hệ thống máy tính.
Ví dụ, địa chỉ thư điện tử cho Tổng thống Mỹ là president@whitehouse.gov
Một số địa chỉ thư điện tử không dùng cho những cá nhân cụ thể nào. Ví dụ: info@idgbooks.com
Các địa chỉ thư điện tử kác không dùng cho một cá nhân nào hết - chúng được trả lời nhờ vào các mailbots (rô-bô bưu điện). Một mailbot là một chương trình (máy tính) chuyên trả lời tự động các thư điện tử, thường dùng nhiều hoặc ít cùng một thông điệp để hồi đáp cho mọi thư từ nó nhận được. Ví dụ: nếu bạn gửi một e-mail đến internetfaq@dummies.com
Hết sức ngẫu nhiên, theo ngôn ngữ Internet chính thức thì trong địa chỉ, tên người dùng (username) là local part (tên phường xã) và tên chủ (hostname) là domain (tên tỉnh, thành), mặc dù người ta thường hình dung một cách giản dị hơn là username và hostname.
Mỗi máy tính trên Internet đều có một hostname (tên chủ); những hostname này được hình thành bởi các từ và các dấu chấm ở giữa chúng.
Nói một cách ngắn gọn hơn, hostname của một máy tính trên Internet được tạo nên bởi một chuỗi tên được phân cách với nhau bởi những dấu chấm. Mỗi cái tên là một sự kết hợp của các ký tự, các con số, các dấu ngắt vần (-), và những dấu gạch dưới (_). Hầu hết các dấu ngắt câu khác đều không hợp lệ. Ví dụ: Nhà Trắng nhận thư điện tử của nó tại một máy tính mà hostname của nó là : whitehouse.gov (Nó cũng có thể là white-house.gov hoặc white_house.gov).
Phần cuối cùng của hostname là zone (tên khu vực), sẽ cho bạn biết cơ quan tổ chức đang làm chủ máy tính là thuộc loại nào hoặc máy tính đang nằm trong quốc gia nào. Hệ thống whitehouse.gov đang ở trong khu vực gov, nơi bao gồm các máy tính do chính phủ Mỹ vận hành. Hầu hết các máy tính ở Mỹ đều có các tên khu vực có ba ký tự, chỉ rõ máy tính được quản lý bởi một công ty thương mại, hoặc chính phủ, hoặc những dạng đoàn thể khác. (Xem thêm bài tại:
Để thêm phần phức tạp, có một số máy tính ở Mỹ lại lấy tên khu vực là us, và có một ít tên khu vực có ba ký tự lại nằm ở những nước khác.
Tên khu vực và tên đứng ngay trước tên khu vực tạo nên tên vùng (domain name). Mọi tổ chức có máy tính trên mạng Internet đều có một tên vùng. Đứng trước tên vùng là tên của máy tính. Hầu hết mọi tổ chức đều có nhiều hơn một máy tính, vì vậy họ đặt cho mỗi máy tính một cái tên. Ví dụ như TIAC, một nhà cung cấp Internet có cả một lô máy với những cái tên như zork và sundog, vì thế các hostname của những máy đó là zork.tiac.net và sundog.tiac.net, đôi khi các hostname của các máy tính của các tổ chức được đặt tên theo chủ đề nào đó, chẳng hạn như theo tên của các hành tinh, các loài cá, hoặc các đồ gia vị (chúng tôi lại khoái đặt tên cho chú máy tính theo tên các nhạc sỹ Brazil hơn); đôi khi đó chỉ là một điều ngẫu nhien hặoc cũng có thể, chẳng đáng bận tâm. Nếu một máy tính được dùng như là một ftp server, người ta thường đặt tên ftp cho nó. Ví dụ: hostname của ftp server của Microsoft là ftp.microsoft.com
Câu hỏi hiếm gặp: Có phân biệt chữ hoa trong các địa chỉ e-mail không? Trong URL nữa?
Trên lý thuyết, chữ hoa được sử dụng cho tên người dùng, nhưng không được dùng trong hostname của những địa chỉ e-mail. Nhưng trên thực tế, hiếm khi nào chúng ta thấy được một hệ thống lại quan tâm đến ngay cả tên người sử dụng. Nếu không tin, bạn cứ dùng chữ thường hết xem sao.
Tuy nhiên, với URL thì lại khác, pnần cuối của nhiều URL là một tên đường dẫn (path name) trên một hệ thống máy tính, và những hệ thống UNIX lại phân biệt rạch ròi giữa chữ hoa và chữ thường trong tên thư mục (directory name) và tên tập tin(file name). hầu hết những người thiết đặt các web server đều rất cẩn thận khi chỉ dùng những chữ thường cho tên đường dẫn của các trang web, nhưng lầm lẫn vẫn có thể xảy ra. Khi bạn có một URL, hãy gõ bàn phím y chang như những gì mắt bạn nhìn thấy, nhất là đối với chữ HOA.
Mọi máy tính trên Internet đều có một địa chỉ được tạo thành bởi 4 con số, mỗi con số đó nằm trong khoảng từ 0 đến 255, và cách nhau bằng những dấu chấm. Dãy số này là địa chỉ Internet dạng số của máy tính.
Những hostname bạn đọc thấy trong FAQ 2 chủ yếu dành cho việc sử dụng của con người trên Internet. Tuy nhiên, máy tính rất thích hợp với các địa chỉ dạng số cho những hostname. Lúc bạn gõ một hostname trong khi đang sử udngj Internet, một chương trình tra cứu danh tánh đó trong một bảng danh sách dài dằng dặc tại một nơi nào đó để tìm cho ra địa chỉ Internet dạng số tương ứng. Vi dụ: địa chỉ dạng số của home.vnd.net
Thực vậy, nếu bạn gặp một văn bản báo lỗi than phiền về domain name server của bạn, chắc hẳn là vấn đề truy tìm địa chỉ dạng số của hostname đang có ..... vấn đề. Một domain name server (DNS) là một chương trình truy tìm các hostname và chuyển ngược chúng về các dịa chỉ dạng số. Một nhà cung cấp Internet đều có một domain name server.
InterNIC giữ một cơ sở dữ liệu cả những tên vùng (domain names) đã đăng ký và bạn phải nộp hồ sơ xin đăng ký một tên vùng mới. Rủi ro thay, bây giời tất cả những cái tên hay ho đều đã bị dùng mất rồi.
Để có thêm thông tin vè cách thức đăng ký domain name riêng của bạn, hãy sử dụng web browser để xem trang web tại http://rs.internic.net, Chọn mục REGISTRATION SERVICE (dịch vụ đăng ký) và làm theo các chỉ dẫn.
Không phải như bạn tưởng đâu.
Cho mãi đến khoảng năm 1994, InterNIC đã phân phát những tên vùng (như COKE.COM và MCDONALDS.COM) tới bất cứ người nào yêu cầu chúng, mà không kiểm tra xem những ứng viên đó đã làm chủ nhãn hiệu thương mại (trade mark) đối với cái tên đó chưa. Như một hậu quả vậy, khi công ty Coca-Cola (công ty đang nắm giữ nhãn hiệu thương mại danh cho cái tên COKE) tiến hành đăng ký tên vùng coke.com, công ty được báo cho biết một tin buồn rằng cái tên đó đã bị đăng ký trước rồi. Khi chúng ta gọi cơ sở dữ liệu InterNIC của những tên vùng đã đăng ký về coke.com chúng ta sẽ có sự hồi đáp này:
Rajeev Arora (coke - dom)
2275. S. Bascom Ave. #810.
Campell. CA 95008
Domain Name: COKE.COM
Administrative contact: Technical contact. Zone contact:
Arora. Rajeev (RA61) rajeeva@coke.com
Record last updated on 06-jun-1994.
Chúng ta không biết Rajeev Arora là ai, nhưng có lẽ ông ta đang hy vọng bán cái tên vùng coke.com cho công ty Coca-Cola với một số tiền lớn. McDonald đã giữ cái tên mcdonalds.com, nhưng những người khác đã đăng ký bigmac.com - một người tên là James McDonald ở California.
Bạn có thể sử dụng dịch vụ WHOIS để tra cứu một domain name. Hãy dùng web browser để xem trang web tại: gopher://ds.internic.net:4320/whois
Hãy nhìn phần chót của địa chỉ Internet, hay tên khu vực. Nếu tên khu vực chỉ có 2 ký tự, đó là mã quốc gia nơi máy chủ đang được đặt.
Bạn hãy xem thêm thông tin tại trang web http://home.vnd.net/vdc/internet/uip_address.html
Không, nhưng có một nhiều máy chủ ở nhiều quốc gia hơn bạn nghĩ.
Chúng tôi không biết về bất cứ một cái máy chủ Internet nào ở Tây Sahara (tên khu vực địa dư của chúng là eh) cũng như ở Mông Cổ (mn) nhưng, ước gì có ai đó gửi thư điện tử cho chúng tôi từ một trong những quốc gia đó để chứng minh là chúng tôi sai. Chúng tôi đã từng nhận được thư tín từ Nepal và Vanuatu.
Có rất ít site Internet ở Nam cực. Tên vùng của nó là aq.
Có một chương trình radio bán thời gian nối từ một vài căn cứ ở Nam cực đến New Zealand, nơi có một kết nối với Internet. Internet Domain Survey (Chương trình nghiên cứu vùng Internet) nửa năm một lần, được chỉ đạo bởi Network Wizards, đã tìm thấy bốn máy chủ Internet được đăng ký với tên khu vực là aq. Có lẽ còn có nhiều máy chủ chưa công bố địa chỉ của chúng, vì thế, những nhà quan sát thực tế đã không khoá chặt những kết nối radio của họ.
Đây là một URL, địa chỉ của một số thông tin trên mạng Internet.
Một số người đã nảy ra một ý kiến thông minh là tạo nên một hệ thống địa chỉ cho những gì đang có trên Internet - không chỉ cho các địa chỉ thư điện tử mà còn cho các địa chỉ dành cho những tập tin, những trang web, và các tài nguyên khác trên Internet. URL rất khó đọc và hầu như không thể gõ được từ bàn phím nhưng mặt khác, chúng là một ý kiến vĩ đại. Một URL có thể là một địa chỉ của một trình đơn Gopher (gopher menu), một trang Web, một nhóm tin (Usenet group) hoặc ngay cả một tập tin trên máy tính của riêng bạn.
URL gồm ba phần: loại tài nguyên, tên chủ, và những thông tin khác. Bảng dưới đây cho biết những loại tài nguyên thường được sử dụng. Phần tài nguyên của URL luôn luôn kết thúc với một dấu hai chấm ( và hai hay ba gạch chéo (//). Phần tên chủ của URL là địa chỉ Internet của máy tính, nơi lưu trữ thông tin, như là ds.internic.net hay www.whitehouse.gov. Những dấu gạch chéo khác theo sau tên máy chủ, chỉ dành cho một sự chỉ dẫn tốt.
Sau đây là một số URL ví dụ và ý nghĩa của chúng:
http://www.yahoo.com - Yahoo, một trang web trên Internet trợ giúp việc tìm kiếm thông tin.
ftp://ftp.microsoft.com/dirmap.txt - Một tập tin được đặt tên là dirmap.txt trên FTP server của Microsoft.
news://rec.food.chocolate/ - Nhóm tin Usenet thảo luận quanh chôcôla.
URL biểu thị trong câu hỏi (http://www.dummies.com) là trang web, với thông tin về một vài cuốn sách... For Dummies được xuất bản bởi nhà xuất bản IDG Books World Wide.
Những kiểu tài nguyên URL:
file:/// Các tập tin trên máy tính của riêng bạn (có thể là một tập tin văn bản hay một trang HTML).
ftp:// Tập tin trên ftp server.
gopher:// Gopher menu
http:// Trang World Wide Web (http - HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền tập tin siêu văn bản)
mailto:// Địa chỉ thư điện tử.
news:// Nhóm tin Usenet, hoặc một đề mục cụ thể được gửi đến một nhóm tin.
telnet:// Địa chỉ của máy tính mà bạn có thể đăng nhập vào (log-in) bằng cách dùng telnet.
wais:// Dữ liệu dạng WAIS (Wide Area Information Service) mà bạn có thể tìm kiếm.
Không, việc đó còn lâu mới được tổ chức. Thay vào đó, vẫn có sẵn vô số các danh sách thông tin không chính thức được liệt kê theo chủ đề.
Bất kỳ ai cũng đều có thể lập nên một danh sách thông tin trên Internet theo chủ đề và có nhiều người cũng đã từng làm. Một số là những tập tin văn bản, một số là trình đơn gopher và một số lượng đang gia tăng là những trang World Wide Web. Nhưng Internet phát triển nhanh chóng đến nỗi những bảng chỉ mục (index) theo chủ đề phải được cập nhật liên tục. Vì vậy, một bảng chỉ mục Internet tốt sẽ có vô vàn công chuyện phải làm chỉ để duy trì tính cập nhật. Có cả những cuốn sách được gọi là Những trang vàng Internet (Internet Yellow Pages), nhưng Internet thay đổi qua nhanh nên sách đã nhanh chóng trở nên lỗi thời.
Được thôi, điều đó tuỳ thuộc vào việc bạn đang tìm kiếm loại thông tin nào và bạn đã biết những thông tin gì rồi. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp để truy tìm thông tin trên Internet.
Bạn thân mến, không có những thứ như vậy đâu. Usenet là một hệ thống của những bản tin điện tử (bulletin board) và bạn phải dùng một chương trình đọc tin (newsreader program) để đọc các đề mục (articles) trên nhóm tin (Usenet newsgroups).
Có nhiều chương trình chạy tin trên Windows, DOS, UNIC, Mac, và những hệ thống khác. Bạn sử dụng một chương trình đọc để chọn nhóm tin Usenet nào đó để đọc, để xem các đề mục trong nhóm tin và để đưa vào những đề mục của riêng bạn.
Dù cho có những dấu chấm trong tên của chúng, tên nhóm tin Usenet không có một mối liên hệ nào đối với tên vùng hay tên máy chủ Internet là gì cả. Chúng chỉ có ý nghĩa như tên nhóm tin, chứ không như địa chỉ máy chủ (host address) hay địa chỉ thư tín (mail address).
FAQ là một thuật ngữ, bởi vì nó là chữ viết tắt thay cho Frequently Asked Questions (Những câu hỏi thường gặp - giống như cuốn sách này vậy). Thực tế, nó là một danh sách của những thắc mắc thường xuyên được hỏi và những câu trả lời của chúng (Frequently Asked Questions And Their Answers - FAQATA), bởi tự thân những câu hỏi thôi cũng chẳng làm cho bạn giỏi lên bao nhiêu.
Chúng tôi đoán là FAQATA sẽ nghe không hay bằng là FAQ. Bạn hãy nghĩ về nó như là Frequently Answered Questions (những câu hỏi thường được trả lời). Cuốn sách này là FAQ về Internet, như bạn đã biết. Nhưng hàng trăm "cuốn'FAQs khác đang có đầy trên Internet về mọi chủ đề mà bạn có thể tưởng tượng ra được, từ chó mèo cho đến fibromyalgia, rồi cả chính Internet. Mục đích của một FAQ là giúp cho những người có kinh nghiệm sử dụng Internet tránh được việc trả lời đi trả lời lại cho cùng những câu hỏi. "Dân" Usenet newsgroup đã quá chán việc trả lời lập đi lập lại cho những câu hỏi tương tự khi có người mới gia nhập nhóm, vì thế họ đã bắt đầu thu nhập danh sách của những câu hỏi và những câu trả lời. Những người mới vào nhóm tin được khuyên: "Hãy đọc FAQ đi!" trước khi hỏi bất cứ câu hỏi nào. Hầu hết mọi nhóm tin đều có một FAQ, được công bố trên nhóm tin tối thiểu mỗi tháng một lần.
Tất cả Usenet FAQs đều được đăng theo nhóm tin news.answers theo chế độ thông thường. Những FAQs này cũng sẵn sàng làm việc thông qua e-mail, ftp, và WWW, hãy dùng Web browser của bạn để xem URL này:
[URL=http://www.cis.ohio-state.edu/hypertex/faq/úenet/FAQ-list.html>http://www.cis.ohio-state.edu/hypertex/faq/usenet/FAQ-list.html
Để có một FAQ qua đương ftp, bạn hãy kết nối đến ftp server tại rtfm.mit.edu. Hãy đi đến /pup/usenet-by-group directory và chọn nhóm tin có chức FAQ mà bạn muốn. (ftp server này rất bận rộn và quá tải, vì thế bạn phải thử nhiều lần trước khi bạn có thể nối được liên lạc.)
Để có một FAQ bằng đường e-mail, bạn hãy gửi thông điệp e-mail này tới mail-server@rtfm.mit.edu
send usenet/news.answers/-listing-
Bạn sẽ có một danh sách của các FAQs trong phần news.answers của thư mục ftp server (ftp server's archive). Một vài mục tin (items) có một chữ d như là ký tự đầu tiên trên dòng; đây là những thư mục (diretories), và bạn sẽ phải gửi đi một yêu cầu khác nữa để tìm ra những tập tin nào đang nằm trong thư mục. Bổ sung tên thư mục và dấu gạch chéo bên phải đứng trước -listing - trong lệnh send). Để có một FAQ cụ thể, bạn hãy gửi thông điệp này:
send usenet/news.answer/coffee-resourse-guide
(Thông điệp này lấy một FAQs về một nhóm tin nói về cà phê).
Nhất định rồi! Nhiều nhóm tin Usenet có một vài FAQs được biên soạn bởi nhiều người khác nhau.
Nếu bạn hiểu biết nhiều về một chủ đề, bạn có thể tạo nên một FAQ về chủ đề đó. Nếu bạn đọc nhóm tin Usenet về chủ đề đó, rất có thể bạn muốn đăng FAQ theo một chế độ bình thường, có thể là mỗi tháng một lần. Trước tiên, bạn phải thảo luận về các kế hoạch viết FAQ của bạn với những người trong nhóm tin, để không gây phiền phức cho họ. Có cơ hội, họ sẽ rất phấn khởi.
Có một báo cáo thường kỳ (dĩ nhiên là một FAQ) trong nhóm news.answers.newusers, nhóm này cung cấp nhiều lời khuyên hữu ích về việc biên soạn và xuất bản một FAQ.
Dĩ nhiên bạn phải đọc trang Thư viện Quốc hội Mỹ trên WWW.
Home page của Thư viện Quốc hội ở tại URL này: http://www.loc.gov/
Nếu bạn không truy nhập tới WWW, bạn có thể dùng Telnet để đăng nhập (log on) vào hệ thống thông tin của thư viện - bạn hãy telnet tới locis.loc.gov. Hoặc dùng Gopher để nối đến Gopher server của Thư viện tại marvel.loc.gov.
Nhiều nhà môi giới chứng khoán (brokers), công ty tài chính cổ phần (mutual funds) và những công ty đầu tư khác, có các trang của họ trên WWW- Bạn cũng có thể có được thị trường chứng khoán (stock) từ Compuserve, American Online, và Prodigy.
Mùa hè năm 1995, sáu công ty môi giới đã có các trang WWW, khi họ thiết lập một loạt các công ty cổ phần. Những trang về kế hoạch trong tương lai, giao kèo, thế ước cũng có sẵn khi bạn cần đến nó.
Về giá biểu thị trường chứng khoán (stock market quotes), bạn hãy xem trang này trên WWW http://www.quote.com/
Dĩ nhiên là có!
Nhưng một Yellow pages cho Internet - dù chính thức hay không chính thức - một mình nó cũng đủ để làm thành cả một pho sách. Do đó, chúng tôi chỉ có thể cung cấp ngay cho bạn, thông qua cuốn sách này, một Yellow Pages lâm thời, giới hạn trong phạm vi những chủ đề và những địa chỉ quan trọng nhất. Dù vậy, nó vẫn còn đủ dài để phải được chia thành hai phần và sắt xếp ở hai vị trí khác nhau trong sách này.