hn4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com
Full version available at http://4u.jcisio.com/r/article467.htm

Không rõ

P

  • Packet switching

    Phương pháp truyền dữ liệu giữa các máy tính được nối trong 1 mạng. Một góc hoàn chỉnh chứa các dữ liệu được truyền và thông tin về máy tính nhận dữ liệu. Góc thông tin đi quanh mạng cho đến khi nó đến đúng trạm cần tới.

  • Page decription language

    Ngôn ngữ mô tả trang.

    Ngôn ngữ điều khiển được dùng để mô tả nội dung và cách trình bày của 1 trang in hoàn chỉnh: ngôn ngữ mô tả trang thường được dùng để điều khiển hoạt động của máy in lade. ưu điểm quan trọng của nó là nó cho phép thiết bị đầu ra và sự phân tích độc lập nhau. Ngôn ngữ mô tả trang phổ biến nhất là Adobe PostScript và Hewheel - packetd Printer control Language (PCL).

  • Page printer

    Máy in trang.

    Máy in mà in toàn bộ 1 trang văn bản và hình vẽ vào cùng 1 thời điểm. Máy in trang sử dụng kỹ thuật tĩnh điện, tương tự với kỹ thuật dùng trong máy sao chụp.

  • Paging

    Phương pháp làm tăng dung tích bộ nhớ ngoài của máy tính.

  • Parallel interfac

    Giao diện song song.

    Giao diện mà qua đó dữ liệu được truyền sao cho mỗi đơn vị thông tin cấu thành 1 byte hay 1 từ được gởi đi đọc theo các sợi dây riêng biệt tại cùng một thời điểm.

  • Parallel processing.

    Sự xử lý song song.

    Công nghệ máy tính mà cho phép các bộ xử lý làm việc song song trên 1 tập hợp dữ liệu. Sự xử lý song song thường liên quan đến việc phá vỡ sự tính toán thành các phần nhỏ và thực hiện hàng ngàn các phần này 1 cách đồng thời hơn là thực hiện trong 1 trình tự tuyến tính. Các dạng của xử lý song song bao hàm xử lý song song khối lượng lớn và xử lý song song đối xứng.

  • Parallel running

    Chạy (chương trình) song song.

    Phương pháp thực hiện hoạt động của một hệ thống máy tính mới trong đó hệ thống mới và hệ thống cũ được chạy cùng nhau trong một thời gian ngắn. Hệ thống cũ vì thế có thể thay thế từ sự thay những sai sót phát sinh.

  • Parameter

    Thông số.

    đặc tính hay yếu tố có thể biến đổi được chương trình hay 1 vật thường được mô tả bằng 1 tập hợp các thông số biến đổi hơn là các giá trị cố định. Ví dụ như trong ứng dụng xử lý từ mà lưu trữ các thông số về phông chữ, cách trình bày trang, dạng căn lề..., những thông số này có thể được thay đổi bởi người sử dụng.

  • Parity

    Tính chẵn lẻ.

    Trạng thái chẵn, hoặc của một số. Trong tính toán, thuật ngữ này ngụ ý chỉ một số các số 1 trong mã nhị phân được, dùng để biểu diễn dữ liệu. Sự biểu diễn nhị phân có tính chẵn nếu nó chứa số chẵn các số 1 và có tính tương đương lẻ nếu nó chứa số lẻ các số 1.

  • Parity check

    Kiểm tra tính chẳn lẻ.

  • Pascal

    Ngôn ngữ Pascal.

    Ngôn ngữ máy tính bậc cao được Niklaus Wisth soạn thảo trong những năm 1960 nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học, và cũng được thừa nhận như 1 ngôn ngữ lập trình tốt cho mục đích chung. Nó được đặt theo tên của nhà toán học Pháp ở thế kỷ 17 Blaise Pascal.

  • Password

    Mật mã.

    Nhóm các ký tự bí mật được dùng để bảo đảm sự an toàn cho dữ liệu.

  • PC

    (Viết tắt của personal computer)

  • PCI

    (Viết tắt của Peripheral componment interconnect)

    Sự nối các thành phần ngoại vi.

    Một dạng nối tiếp giữa các thiết bị bên ngoài với khối xử lý trung tâm. được phát triển bởi Intel, nó hiện hành (1993) là 32 bit, nhưng được mở rộng tới 64 bit.

  • PCL

    Ngôn ngữ mô tả trang, được Hewlett Packard phát triển nên để sử dụng trên các máy in lade Laserjet. Phiên bản của PCL từ PCL 1 đến PCL 4 được dùng cho các phông hình rời rạc. PCL5 được dùng cho các phông dạng đường nét.

  • PCMCIA

    (Viết tắt của Personal Computer memory Card International Association):

    Tiêu chuẩn cho bộ nhớ "thẻ tín dụng" và các thẻ công cụ được dùng trong các máy tính cá nhân. Cũng như sự cung cấp bộ nhớ chớp nhoáng, các thẻ PCMCIA có thể cung cấp sự lưu trữ trong đĩa phụ hoặc chức năng modem hoặc fax.

  • PCX

    Tập tin đồ họa chấm, có nguồn gốc phát triển bởi Z.soft dùng cho việc sử dụng với máy tính cá nhân Paint brush, nhưng ngày nay được sử dụng và được tạo ra từ nhiều ứng dụng và phần cứng như là bộ quét.

  • Pen based computer

    Máy tính viết tay.

    Máy tính (thường loại xách tay mà dữ liệu được đưa vào thường nhờ ngòi bút hoặc đầu kim máy hơn là nhờ bàn phím. Kết hợp với phần mềm nhận biết chữ viết tay, mặc dù trước sự trình bày của Apple Newton và các mô hình tương tự, máy tính này rất có hiệu quả để in.

  • Pentium

    Vi mạch tổ hợp mới nhất (1993) được Intel sản xuất. Nó được thiết kế để lấy các ưu điểm của PCI là kiến trúc bus cục bộ làm tăng dải tần số có thể giữa các thiết bị.

  • Peripheral devive

    Thiết bị ngoại vi.

    Chi tiết bất kỳ của thiết bị được gắn với và điều khiển bởi máy tính. Các thiết bị ngoại vi tiêu biểu là thiết bị đưa dữ liệu vào và lấy dữ kiện ra (ví dụ như bàn phím hoặc máy in), thiết bị lưu trữ dữ liệu (ví dụ như ổ đĩa), thiết bị liên lạc (như modem), hoặc các thiết bị thực hiện các nhiệm vụ vật lý (như rôbốt)

  • Personal computer

    Máy cá nhân.

    Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ máy tính cá nhân của IBM (IBM PC) và các máy tính tương hợp.

    IBM PC đầu tiên được giới thiệu vào năm 1981: nó có 64 kbyte của RAM và 1 ổ đĩa mềm. Nó được kế tục bởi XT vào năm 1983 với 1 ổ đĩa cứng và bởi XT vào năm 1984 (dựa trên bộ vi xử lý mạnh hơn). Nhiều nhà sản xuất sao lại bản thiết kế cơ bản mà ngày nay được xem như tiêu chuẩn để kinh doanh máy vi tính. Các máy tính được thiết kế để hoạt động như IBM PC được gọi là máy tính tương hợp IBM.

  • Personal identification deviec (PID)

    Thiết bị nhận dạng cá nhân

    Thiết bị như thẻ từ, mang các thông tin xác nhận dạng có thể đọc được bởi máy, nó bảo đảm quyền tiếp cận vào hệ thống máy tính. PID thường được sử dụng cùng với PIN.

  • Pict

    Dạng tập tin định hướng đối tượng dùng trong máy tính Macinstosh.

    Dạng này sử dụng Quickdraw và được phụ giúp bởi hầu hết cả các ứng dụng đồ họa trên Macinstosh.

  • Pilot running

    Phương pháp thực hiện hoạt động của một hệ thống máy tính mới, trong đó công việc được chuyển dần dần từ hệ thống cũ sang hệ thống mới trong một khoảng thời gian. Phương pháp này bảo đảm rằng một sai sót bất kỳ trong hệ thống mới sẽ được giải quyết trước khi rút hệ thống cũ ra.

  • PIN

    (Viết tắt từ Personal Indentification number)

    Số xác nhận cá nhân.

    Số duy nhất được dùng như 1 mật mã để thiết lập sự xác nhận của 1 người nào đó sử dụng thiết bị xác định cá thể. Ví dụ như PIN thường được mã hóa trong dải từ tính của thẻ tín dụng của khách hàng và chỉ khách hàng và máy tính của ngân hàng biết được. Trước khi máy in thẻ cấp tiền hay thông tin, khách hàng phải đưa thẻ vào khe máy (để PIN có thể đọc được từ dải từ) và đưa PIN chính xác vào bằng bàn phím.

  • Pixel

    (Viết tắt của Picture element)

    |nh điểm.

    Một chấm đơn trên màn hình máy tính. Tất cả các ảnh trên màn hình đều được cấu thành từ tập hợp các ảnh điểm, với mỗi ảnh điểm hoặc được chiếu sáng hoặc không (tối). Mật độ của các ảnh điểm có thể xác định sự phân giải của màn hình. Sự phân giải tiêu biểu của màn hình máy vi tính thay đổi từ 320 x 20 ảnh điểm tới 640 x 480 ảnh điểm, nhưng ngày nay màn hình với trên 1000 x 1000 ảnh điểm là phổ biến để biểu diễn đồ họa chất lượng cao.

    Số đơn vị bit (chữ số nhị phân) được dùng để biểu diễn mỗi ảnh điểm xác định số màu mà nó có thể biểu hiện. Ngày nay trong các hình hiển thị với chất lượng cao thường là có 24 bit.

  • Plasma display

    Màn hình Plasme.

    Một dạng màn hình phẳng, sử dụng khí bị ion hóa giữa 2 tấm chứa các ô dãy. Khi dòng điện chạy qua dây, ảnh điểm được tích điện làm cho nó phát sáng.

  • Platform

    Nền

    hệ điều hành cùng với phần cứng mà trên đó có hoạt động.

  • Plotter or graph plotton

    Dụng cụ vẽ hình.

    Dụng cụ vẽ tranh hoặc biểu đồ dưới sự điều khiển của máy tính. Dụng cụ này thường được sử dụng để vẽ các biểu đồ kinh doanh, các sơ đồ được sử dụng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật. Dụng cụ vẽ dẹt làm cây bút chuyển động lên và xuống ngang qua bề mặt vẽ trong khi dụng cụ vẽ tròn xoay từ giấy vẽ qua vị trí cây bút chuyển động lên và xuống ngang qua bề mặt vẽ trong khi dụng cụ vẽ tròn xoay từ giấy vẽ qua vị trí cây bút khi nó chuyển động từ bên này sang bên kia.

  • Point of sale

    điểm bán lẻ.

    Là trong các cơ sở kinh doanh, điểm bán hàng ví dụ như quầy tính tiền ở siêu thị. Trong sự kiện kết với sự chuyển quỹ tiền điện tử, điểm bán lẻ là một phần của các thuật ngữ "bán hàng không bằng tiền mặt", cho phép người mua hàng chuyển quỹ tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của họ đến tài khoản của cửa hàng.

  • Point-of-sale terminal

    Máy tính được dùng ổ các cửa hàng để đưa vào và lấy ra từ các dữ liệu tại điểm mà ở đó việc bán hàng được thực hiện ví dụ như ở quầy tính tiền trong siêu thị. Máy tính này nhập thông tin về việc xác nhận mỗi mặt hàng được bán, điều chỉnh giá cả và các chi tiết khác từ máy trung tâm, và in ra biên lai đầy đủ của các mặt hàng cho khách hàng. Nó cũng có thể đưa vào các dữ liệu về sự bán hàng cho hệ thống điều khiển được máy tính hóa của cửa hàng và để sử dụng trong việc nghiên cứu thị trường.

  • Polling

    Hệ kiểm tra vòng.

    Kỹ thuật để truyền dữ liệu từ một máy trung gian tới máy tính trung tâm của hệ thống nhiều người sử dụng. Máy tính tự động nối luân phiên mỗi máy trung gian, chất vấn nó để kiểm tra xem nó có đang chứa dữ liệu để truyền hay không, và nếu có thì sẽ thu thập dữ liệu.

  • Pop-up menu

    Trình đơn bật lên.

    Danh mục xuất hiện trong một cửa sổ (mới) khi một khả năng được lựa chọn bằng con chuột trong giao diện của người dùng.

  • Port

    Mang chuyển.

    Sự chuyển một ứng dụng tới một trạm mới. Nó có nghĩa là biên soạn lại sự ứng dụng cũng như một số trường hợp sửa chữa mật mã nguồn.

  • Port

    Cổng.

    Chốt cắm cho phép bộ xử lý máy tính liên lạc với thiết bị bên ngoài. Nó có thể là cổng nạp hoặc cổng xuất, hoặc cả hai.

    Máy vi tính có thể cung cấp nhiều cổng cho các băng từ, tivi, máy in, modem và đôi lúc cho các đĩa cứng và nhạc cụ. Nó có thể nối tiếp hoặc song song.

  • Portability

    Tính mang đi được, tính lưu động.

    đặc tính của một số chương trình, thường được viết bằng ngôn ngữ bậc cao, nó cho phép các chương trình chạy trên các dạng máy tính khác nhau với sự biến đổi nhỏ nhất.

  • Portable computer

    Máy tính xách tay.

    Máy tính có thể mang được từ nơi này tới nơi khác. Thuật ngữ bày bao hàm một số các máy tính rất khác nhau, từ những máy chỉ đôi lần được mang đi miễn cưỡng cho tới những máy tính như may sổ tay và máy xách tay mà rất thuận tiện để mang đi.

  • Posix

    (viết tắt operating system enterface for computer). Tiêu chuẩn của ANSI, được đưa ra để mô tả sự lập trình các giao diện và các đặc điểm khác của Unix, để loại bỏ sự điều khiển từ người phát triển ra nó, AT & T Bell Laboratories. Nhiều hệ điều hành khác được biến đối để trở nên phục tùng POSIX, chúng cung cấp một hệ giao diện mở, dù thậm chí các hệ điều hành tự nó cũng khá khác nhau về bên trong.

  • Postscript

    Ngôn ngữ Postscript.

    Ngôn ngữ lập trình được soạn ra bởi Adoble, nó đã trở thành tiêu chuẩn. Các đặc điểm chủ yếu bao gồm việc sử dụng các phông chữ dạng đường nét và sử dụng văn bản đơn giản để nó có thể được biên soạn và sử dụng như các ngôn ngữ lập trình khác, nó cũng được tạo ra từ các ứng dụng. PostScrip bậc II bao gồm việc thao tác màu cũng như một số đặc điểm tiến bộ khác. Ngày nay các tập tin PostScrip có thể được biến đổi thành mật mã Acrobat cho việc xuất hiện điện tử.

  • Prestel

    Dịch vụ dữ liệu được cung cấp bởi ngành Viễn thông Anh (British Telecom), nó cung cấp thông tin trên màn hình tivi thông qua mạng điện thoại.

  • Printed circuit board (PCB)

    Bản mạch in.

    Mạch điện được thiết lập bằng cách đặt (in) các "vạch" chất dẫn điện như đồng trên một hay hai mặt của một tấm cách điện. Bản mạch in bao hàm bản mạch mẹ và bản điều hợp.

  • Printer

    Máy in.

    Thiết bị đầu ra để tạo ra bản sao in của các văn bản hoặc hình ảnh trên giấy hoặc một môi trường tương tự. Các dạng máy in bao hàm máy in bằng đầu in hình hoa cúc, nó tạo ra các bản in văn bản chất lượng tốt nhưng không in hình được; Máy in kim tạo ra văn bản và hình ảnh bằng cách in hình mẫu các chấm nhỏ; máy in phun mực, tạo thành các văn bản và hình vẽ bằng cách phun các tia mực khô nhanh rất nhỏ lên giấy, và máy in lade sử dụng công nghệ tĩnh điện để tạo ra văn bản và hình ảnh chất lượng cao.

    Máy in có thể phân loại thành máy in dập (như máy in bằng đầu in hoa cúc và máy in kim), là dạng tạo các ký tự bằng cách gõ vào dây ruy băng tẩm mựa lên giấy, và máy in không dập như máy in phun là lade, là dạng sử dụng tính đa dạng của kỹ thuật để sinh ra ký tự mà không cần sự va đập vật lý lên giấy.

    Sự phân loại cao hơn dựa trên các đơn vị cơ sở của việc in, và phạm trù máy in như máy in ký tự, máy in hàng hoặc máy in trang, tùy thuộc vào chúng in một ký tự, một hàng ký tự hay toàn bộ trang cùng một thời điểm.

  • Procedure

    Cách thức, quy trình.

    Một phần nhỏ của chương trình máy tính thực hiện 1 công việc xác định, như dọn sạch màn hình hay phân loại tập tin. Ngôn ngữ quy trình, như BASIC, là một trong những loại mà người lập trình mô tả nhiệm vụ trong khía cạnh về cách thực hiện nhiệm vụ đó, trái với ngôn ngữ tuyên bố, như PROLOG, trong đó nó được mô tả về khía cạnh của kết quả được yêu cầu.

    Việc sử dụng cẩn thận các quy trình là một yếu tố của việc lập trình có tổ chức. Trong một số ngôn ngữ lập trình có sự trùng lên nhau giữa các quy trình, chức năng.

  • Procedural programming

    Sự lập trình theo quy trình.

    Sự lập trình trong đó chương trình được viết như 1 danh sách các chỉ dẫn để máy tính tuân lệnh theo trình tự. Nó gần giống như sự hoạt động theo trình tự của chính máy tính.

  • Process control

    Tiến trình điều khiển.

    Sự điều khiển được vi tính hóa tự động các quá trình sản xuất. Máy tính nhận các thông tin từ bộ phận cảm nhận về sự hoạt động của các máy móc liên quan, và so sánh nó với các dữ liệu về sự hoạt động lý tưởng được lưu trong chương trình điều khiển của nó. Sau đó nó đưa ra những lệnh để tự động điều chỉnh hoạt động của máy.

    Vì máy tính có thể điều khiển và hoạt động điều chỉnh mỗi máy đến hàng trăm lần trong mỗi phút nên hoạt động có thể được duy trì ở mức rất gần với lý tưởng.

  • Processing cycle

    Chu kỳ xử lý.

    Thứ tự các bước được thực hiện lặp lại bởi một máy tính trong việc thực hiện một chương trình. Bộ xử lý trung tâm liên tục làm việc qua 1 vòng, liên quan đến sự kiếm tìm các lệnh chương trình từ bộ nhớ, tìm các dữ liệu mà nó cần, thao tác trên dữ liệu và lưu kết quả trong bộ nhớ trước khi tìm các lệnh khác.

  • Processor

    Bộ xử lý, khối xử lý trung tâm của máy tính.

  • Program

    Chương trình.

    Tập hợp những lệnh điều khiển hoạt động của một máy tính. Có hai dạng chính: chương trình ứng dụng, thực hiện công việc phục vụ cho lợi ích của người sử dụng, ví dụ như chương trình xử lý từ, chương trình hệ thống điều khiển hoạt động bên trong của máy tính. Chương trình tận dụng là hệ thống chương trình thực hiện các nhiệm vụ xác định cho người sử dụng.

    Các chương trình có thể được viết bằng một ngôn ngữ bất kỳ trong các ngôn ngữ lập trình nhưng luôn được dịch sang mật mã máy trước khi nó được thực hiện bởi máy tính.

  • Program documentation

    Tài liệu chương trình.

    Tài liệu cung cấp sự mô tả kỹ thuật hoàn chỉnh của một chương trình, được xây dựng như một phần mềm được viết, và được dự định để giúp sự bảo trì hay phát triển sau này của chương trình.

  • Program flow chart

    Lưu đồ chương trình.

    Một dạng sơ đồ được dùng để mô tả dòng đi của dữ liệu qua một chương trình máy tính riêng biệt.

  • Program loop

    Vòng chương trình.

    Một phần của chương trình máy tính được lặp lại vài lần. Vòng này có thể được lặp lại với một số lần xác định hoặc được lặp lại cho đến khi thỏa mãn 1 điều kiện nào đó.

  • Programmer

    Người lập trình.

    Sự xếp loại công việc cho người làm việc về máy tính. Những người lập trình viết phần mềm cần thiết cho hệ thống máy tính mới bất kỳ hay cho 1 ứng dụng bất kỳ.

  • Programming

    Sự lập trình.

    Việc viết các chỉ dẫn bằng ngôn ngữ lập trình cho sự điều khiển của máy tính.

  • Programming language

    Ngôn ngữ lập trình.

    Ký hiệu đặc biệt để viết các lệnh điều khiển máy tính. Các ngôn ngữ lập trình được phân loại thành ngôn ngữ bậc cao hoặc ngôn ngữ bậc thấp.

    Các ngôn ngữ lập trình

    Ngôn ngữ Công dụng chính Sự mô tả

    ALGOL Các ứng dụng khoa học Ngôn ngữ đại số xuất hiện sớm, ngày nay ít được dùng nhưng là tiền thân của các ngôn ngữ như ADA và PASCAL

    Các ngôn ngữ lập trình (tiếp theo)

    ADA Xử lý và điều khiển máy được phát triển bởi US Department of Defense. (Bộ Quốc phòng Mỹ) được đặt theo tên của nhà toán học Anh và những người ủng hộ Babbage, Ada và Byson.

    Ngôn ngữ biên dịch Các công việc cần sự điều khiển chi tiết của phần cứng, thực hiện nhanh và kích thước chương trình nhỏ Nhanh và hiệu quả nhưng đòi hỏi năng lực và kỹ năng đáng kể.

    BASIC Chủ yếu trong giáo dục, kinh doanh và ở nhà, và trong số những người lập trình không chuyên như các kỹ sư. Dễ học, các phiên bản ban đầu còn thiếu các đặc điểm của ngôn ngữ khác.

    C Lập trình hệ thống, sự lập trình tổng quát Nhanh và hiệu quả, được dùng rõ ràng như ngôn ngữ mục đích chung; đặc biệt phổ biến trong những người lập trình chuyên nghiệp.

    C++ Các ứng dụng định hướng đối tượng Thêm các đặc điểm định hướng đối tượng vào C

    COBOL Lập trình trong kinh doanh được định hướng mạnh về phía công việc xử lý dữ liệu; dễ học nhưng dài, được dùng trung tâm trên máy tính lớn.

    FORTH Các ứng dụng điều khiển  Ngược với ngôn ngữ ký hiệu của Người Balan

    FORTRAN Công việc tính toán và khoa học  Dựa trên các công tức toán học, phổ biến cho các kỹ sư, nhà khoa học và toán học

    LISP Trí năng nhân tạo Ngôn ngữ ký hiệu với sự nổi tiếng khó học, phổ biến trong các viện Hàn lâm và các tổ chức nghiên cứu.

    LOGO Dạy khái niệm toán học Ngôn ngữ bậc cao, phổ biến trong trường phổ thông.

    Modula-2 Lập trình hệ thống, lập trình tổng quát Có tổ chức cao, dự định để thay thế cho Pascal cho các ứng dụng của "thế giới thực"

    OBERON Lập trình tổng quát Ngôn ngữ ngắn gọn, gồm nhiều đặc điểm của Pascal và Modula-2

    PASCAL Ngôn ngữ mục đích chung Có tổ chức cao, được dùng rộng rãi để dạy lập trình ở các trường đại học.

    PROLOG Trí năng nhân tạo Hệ thống lập trình các ký hiệu logic, được dự định dùng giải quyết các định lý nhưng ngày nay được dùng tổng quát hơn trong trí năng nhân tạo

    Smalltalk Các ứng dụng định hướng đối tượng Ngôn ngữ gốc được đưa ra phát triển cho việc lập trình định hướng đối tượng.

  • Program trading

    Chương trình trao đổi thương mại.

    Trong tài chính, việc mua và bán một nhóm cổ phần bằng cách dùng một chương trình máy tính để tạo các đơn hàng tự động bất kỳ lúc nào có sự dao động nguy hiểm trong giá cả.

  • PROLOG

    Ngôn ngữ Prolog (programming in logic)

    Ngôn ngữ lập trình máy tính bậc cao, dựa trên sự hợp lý. Nó được dùng chủ yếu cho việc lập trình của trí năng nhân tạo.

  • PROM

    (programmable hed - only memory).

    Bộ nhớ lập trình chỉ có thể đọc được.

    Công cụ bộ nhớ trong dạng mạch tổ hợp mà có thể được lập trình sau khi sản xuất để chứa các thông tin cố định. Mạch tổ hợp PROM không chứa thông tin khi được sản xuất, không giống với mạch ROM (bộ nhớ chỉ đọc được) có thông tin được thiết lập trong nó. Các công cụ nhớ khác là EPROM, RAM và EEPROM.

  • Prompt

    Dấu nhắc.

    Ký hiệu được biểu diễn trên màn hình chỉ ra bằng máy tính đã sẵn sàng để nhập dữ liệu. Ký hiệu được dùng sẽ thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác, từ ứng dụng này sang ứng dụng khác. Vị trí của con trỏ hiện hành thường nằm cạnh dấu nhắc. Nói chung dấu nhắc chỉ xuất hiện trong các lệnh giao diện thẳng.

  • Protected mode

    Phương thức bảo vệ.

    Phương thức hoạt động của bộ vi xử lý Intel (80286 và trên nó) cho phép đa năng và cung cấp các đặc điểm khác như bộ nhớ và bộ nhớ thực (trên 1 Gbyte). Hoạt động của phương tiện bảo vệ cũng hoàn thiện sự an toàn của dữ liệu.

  • Protocal

    định chuẩn tập hợp các tiêu chuẩn được thỏa thuận dùng cho việc chuyển dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau. Chúng bao hàm vận tốc truyền, khuôn khổ dữ liệu và các tín hiệu đòi hỏi để đồng bộ hóa sự truyền dữ liệu.

  • Public domain software

    Phần mềm khu vực công cộng.

    Chương trình bất kỳ không thuộc bản quyền nào và vì thế có thể được sử dụng tự do mà không phải chịu trách nhiệm. Nhiều trong số phần mềm này được viết ở các trường đại học ở Mỹ, dưới các hợp đồng của chính phủ.

  • Pull - down menu (program drop-down menu)

    Trình đơn kéo xuống.

    Danh sách các lựa chọn được cung cấp như một phần của giao diện đồ họa với người sử dụng. Sự có mặt của danh mục này thường được chỉ ra bằng 1 hàng các từ đơn ở phía trên cùng của màn hình, khi người sử dụng chỉ bằng con chuột tại 1 từ, thì danh mục đầy đủ sẽ xuất hiện và người sử dụng có thể chọn mục cần thiết trong 1 số vùng hình tác động, danh mục này có thể xuất hiện tại 1 điểm bất kỳ trên màn hình khi 1 nút danh mục đặc biệt được ấn trên con chuột.

  • Punched card

    Thẻ có đục lỗ.

    Một dạng lưu trữ dữ liệu và nhập dữ liệu sơ khởi, ngày nay hầu như không được sử dụng nữa. Chỉ 80 cột được dùng rộng rãi trong những năm 1960 và 1970 là những thẻ mỏng kích thước 100 x 84mm, chứa đến 80 ký tự của dữ liệu được mã hóa như 1 lỗ hình chữa nhật nhỏ. Băng giấy có lỗ là 1 dạng dữ liệu nhập sớm hơn.


  • hainam4u @ Last updated 21/11/04 22:42
    Go to my homepage at http://4u.jcisio.com