hn4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com
Full version available at http://4u.jcisio.com/r/article418.htm

Không rõ

Chọn phần mềm bằng cách nào?

Trong bài này bạn sẽ học cách chọn bộ phần mềm và ôn lại những yêu cầu hệ thống đối với các bộ chương trình ấy.

Để giúp bạn dễ quyết định, hãy thử theo những chiến lược sau:

Chọn phần mềm được cung cấp chung với hệ thống máy tính. Nhiều hệ thống máy tính bán góp chung các chương trình phần mềm. Nếu chúng hợp với nhu cầu, có lẽ không cần phải tìm kiếm thêm thứ nào khác.

Hãy cài đặt chính thứ phần mềm bạn sử dụng tại văn phòng. Nếu đang dùng máy tính tại văn phòng và muốn làm việc thêm tại nhà, nên mua và dùng chính phần mềm đó trên máy tính gia đình. Không nhất thiết phải chọn cũng thứ đó nhưng phải như vậy sẽ dễ làm việc ở nhà hơn. Lại khỏi phải học hai chương trình và chẳng phải lo chuyện chuyển định dạng tập tin từ chương trình này sang chương trình khác.

Nhờ người bán góp ý giới thiệu cho chương trình nào muốn chọn mua. Đừng chỉ nghe họ nói suông: hãy truy cho ra cái hay của mặt hàng. Tại sao thứ này lại tốt hơn thứ khác? Cũng có thể tham vấn bạn bè, đồng nghiệp và thân nhân. Đồng thời cũng tìm hiểu xem những người cùng ngành họ dùng loại phần mềm nào.

Thử nhiều loại khác nhau. Hầu hết các cửa hàng máy tính đều để bàn chạy thử phần mềm làm mẫu. Sau khi thử đủ hết các loại, chọn loại mình ưng ý nhất. Hãy dùng cách này nhất là khi muốn sử dụng một tính năng đặc biệt nào đó của chương trình. Hầu hết chúng ta đều vận hành cùng một kiểu như nhau. Tuy nhiên khi đi sâu vào những tính năng chuyên biệt, như tạo biểu thức phân số, có thể loại phần mềm này lại dễ sử dụng hơn loại kia.

Hãy mua phần mềm nào có giá thấp nhất. (ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thích copy phần mềm hơn là mua. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, có lẽ tình trạng này sẽ kéo dài không lâu nữa đâu). Nếu bạn đặt giá cả lên hàng đầu, cứ để giá phần mềm quyết định giùm mình. Cũng nên xem liệu chương trình có đầy đủ những tính năng mình cần thật không. Nếu chọn phải một chương trình lúc này rẻ đấy nhưng về sau lại cần phải nâng cấp cho đủ tính năng thì coi như chẳng tiết kiệm tiền được chút nào mà lại tốn công.

Một số phần mềm thông dụng

Chương trình này liệt kê một số phần mềm thông dụng nhất cùng loại. Hầu hết các chương trình trở nên phổ biến vì có bộ tính năng tốt mà giá lại rẻ. Vì thế xét ra mua chương trình nào trong danh sách cũng được, chẳng có vấn đè gì đáng kêu ca phàn nàn cho lắm.

Xử lý văn bản

Word (Công ty Microsoft). Chạy trong Windows, DOS và các phiên bản loại máy Macintosh. Hãng Microsoft gộp phần mềm này vào chung trong bộ Microsoft Office của họ.

WordPerfect (Công ty Corel). Có trong môi trường Windows, DOS và các phiên bản Mac. Hiện loại này còn thường được dùng nhiều trong lĩnh vực luật pháp.

AmiPro (Công ty Lotus). Chỉ có trong một phiên bản Windows và nằm gộp trong Lotus SmartSuite.

Để đánh tiếng Việt trước đây chúng ta có VNI, ABC, VIETRES... Hiện đã có Windows tiếng Việt nhưng chưa có khả năng tra tự điển và kiểm tra lỗi chính tả tiếng Việt.

Bảng tính

Excel (Công ty Microsoft). Có sẵn trong Windows và các phiên bản Mac và nằm gộp trong Microsoft Office

1-2-3 (Công ty Lotus). Có trong DOS, Windows và các phiên bản Mac, nằm gộp trong Lotus SmartSuite.

Tài chính

Quicken (Công ty Intuit). Có trong môi trường DOS, Windows và các phiên bản Mac.

ClarisWork (Công ty Claris). Có sẵn trong các phiên bản Windows và Mac.

Tích hợp

Works (Công ty Microsoft). Có trong môi trường DOS, Windows và các phiên bản Mac.

ClarisWork (Công ty Claris). Có sẵn trong các phiên bản Windows và Mac.

Cơ sở dữ liệu

Access (Công ty Microsoft). Chỉ có duy nhất trong môi trường Windows: một chương trình cơ sở dữ liệu có đầy đủ các tính năng mạnh mẽ.

Paradox (Công ty Borland). Có trong các phiên bản Windows và DOS: một cơ sở dữ liệu đầy đủ các tính năng.

Q&A (Công ty Symantec). Chỉ có trong một phiên bản Windows, gồm một chương trình xử lý văn bản và là một cơ sở dữ liệu dễ sử dụng.

Đồ họa

CorelDRAW! (Công ty Corel). Có trong phiên bản Windows và Mac. Đây là một chương trình có đầy đủ tính năng lập biểu đồ, vẽ và tô màu nhưng khá lớn.

Paintbrush (Công ty Microsoft). Có trong một phiên bản Windows: chương trình vẽ đơn giản nằm gộp trong Microsoft Windows.

PowerPoint (Công ty Microsoft). Bán kèm với các phiên bản Mac và Windows: một chương trình trình bày nằm gộp trong Microsoft Office.

Freelance Graphics (Công ty Lotus). Có sẵn trong một phiên bản Windows: một chương trình trình bày nằm gộp trong Lotus SmartSuite.

Harvard Graphics (SPC). Có trong các phiên bản DOS và Windows: một chương trình trình bày.

PrintShop (Công ty Broderbund). Có trong các phiên bản DOS, Windows và Mac: một chương trình phổ biến, dễ dùng để tạp áp phích, card, v.v...

Hiểu thấu đáo những yêu cầu về phần mềm

Để vận hành, tất cả các phần mềm đều đòi hỏi các phần cứng tối thiểu phải đạt một chuẩn nào đó. Bạn thường thấy những chuẩn này được ghi trên hộp với dòng chữa "System Requirements - Yêu cầu về hệ thống". Sau đây là một mẫu các yêu cầu hệ thống của một bộ phần mềm:

Yêu cầu về hệ thống:

Microsoft Windows 95, Windows NT 3.51 hay mới hơn.

PC có bộ vi xử lý 80586 với tốc độ 100 MHz hay nhanh hơn.

Bộ nhớ hệ thống 16 MB và dung lượng đĩa cứng còn trống 50 MB.

Chuột hay các thiết bị trỏ tương hợp Windows khác (tùy chọn).

Modem tương hợp hoàn toàn với Hayes theo yêu cầu gọi tự động.

Tại sao phải đọc các yêu cầu?

Thường thì tốt nhất nên mua một hệ thống đủ mạnh để chạy được nhiều chương trình ứng dụng nhất để khỏi lo lắng quá nhiều về những yêu cầu. Tuy vậy cũng nên kiểm tra lại một lần trước khi mua vì những lý do sau:

Hãy đọc những yêu cầu của phần mềm bạn muốn dùng để có một cái nhìn khái quát về hệ thống tối thiểu cần có để chạy chúng.

Nếu đang chọn một chương trình phức tạp đặc biệt, chẳng hạn như CAD nên kiểm tra cẩn thận các yêu cầu. Bởi vì các chương trình kiểu này luôn đòi hỏi nhiều hơn nên rất có khả năng bạn lại cần phải chọn một hệ thống mạnh hơn để chạy loại chương trình này.

Khi mua phần mềm mới, hãy đọc những yêu cầu để biết chắc là mình đã có đủ trang thiết bị cần thiết, chẳng hạn như modem hay chuột.

Các yêu cầu muốn nói với ta điều gì?

Bảng sau tóm tắt những thông tin thường có trong mục những yêu cầu về hệ thống. Muốn biết thêm thông tin về phần cứng, hãy mở đến những bài học sau trong sách.

Hầu hết những yêu cầu hệ thống đều gồm các điểm sau:


hainam4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com