hn4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com
Full version available at http://4u.jcisio.com/r/article233.htm

Nguyễn Bá Thành

Một số lệnh căn bản của Linux (2)

Làm quen với Linux

Linux là hệ điều hành đa người dùng, nghĩa là nhiều người có thể truy cập và sử dụng 1 máy tính cài Linux. Mỗi người muốn sử dụng được máy tính cài Linux thì phải có 1 account đã được đăng ký. Một accout gồm có 1 username và 1 password. Hai người khác nhau sẽ có 2 username khác nhau (nhưng password thì có thể trùng nhau). Để có thể bắt đầu thao tác và sử dụng, người dùng phải thực hiện thao tác đăng nhập (login và hệ thống). Quá trình này tóm gọn lại là 2 thao tác nhập vào username và password. Username và password cũng phân biệt chữ hoa và chữ thường. Và khi nhập vào password, trên màn hình sẽ không hiển thị bất cứ ký tự nào.

Linux có 1 account đặc biệt là account root. Đây là user có cấp cao nhất, có toàn quyền "sinh sát" đối với toàn hệ thống.

Mỗi người dùng trên Linux được cấp một thư mục riêng (gọi là home directory), là một thư mục con của /usr. Có dạng /usr/username; nghĩa là nếu username bạn là nbthanh thì home directory của bạn là /usr/nbthanh. Riêng đối với accout root thì home directory là /root. Các user có thể cùng thuộc một nhóm (group) hoặc là khác nhóm; các user trong cùng một nhóm thì có quyền hạn như nhau. Thường thì tất cả các user đều thuộc vào nhóm User (trừ root và các account dành riêng cho hệ thống).

User chỉ có quyền thao tác trong home directory của mình (và những thư mục khác được phép của hệ thống) mà thôi. User này không thể truy cập vào home directory của user khác (trừ trường hợp được chính user đó hoặc root cho phép). Mỗi tập tin (file) và thư mục trên Linux đều được "đăng ký chủ quyền", nghĩa là thuộc về một user và nhóm nào đó. Thường thì tập tin và thư mục được tạo bởi user nào thì sẽ thuộc về user đó. VD username của bạn là nbthanh, bạn thuộc nhóm user và bạn tạo ra 1 tập tin có tên là myfile.txt thì tập tin myfile.txt sẽ được đánh dấu là "người sử hữu: nbthanh; thuộc về nhóm: user". Những user khác không thể truy cập được myfile.txt nếu không được phép của bạn. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi "chủ sở hữu" của tập tin/thư mục bằng các lệnh của Linux. Bạn hoàn toàn có thể đặt myfile.txt thuộc về user nbthanh nhưng lại thuộc về nhóm guests (mặc dù user nbthanh không nằm trong nhóm guests).

Một số lệnh căn bản của Linux

Đây là các lệnh trong chế độ text và được gõ từ bàn phím. Các lệnh phải được gõ chính xác (vì Linux phân biệt giữ chữ hoa và chữ thường!). Sau khi gõ xong một lệnh bạn đừng quên nhấn Enter để Linux bắt đầu thực hiện lệnh đó! Lưu ý thêm là những gì tôi ghi giữa 2 ngoặc nhọn (< và >) là bắt buộc phải có, giữa hai ngoặc vuông ([ và ]) là tuỳ chọn (không bắt buộc). Và cuối cùng: đừng quên dùng lệnh man để xem thêm thông tin hướng dẫn về các lệnh

[/table]

Phù, vậy là đã xong! Bạn tự mình ra bài tập và thực hành nhé! Đừng quên là khi nào bạn gặp rắc rối thì hãy dùng lệnh man để được hướng dẫn! Hẹn gặp lại trong phần tiếp theo!

Ý kiến góp ý xin gởi về Nguyễn Bá Thành (btnguyen2k@yahoo.com).


hainam4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com
LệnhCông dụng - Cách dùng - Cú pháp
exit
logout

Trong text mode, Linux cung cấp cho bạn 6 desktop (tty1...tty6) để làm việc. Bạn có thể bật chuyển qua lại giữa các desktop bằng cách nhấn tổ hợp phím ALT-F1...ALT-F6. Hai lệnh exit và logout kết thúc phiên làm việc của desktop hiện tại và trở về màn hình login.

Cú pháp:

exit

logout


chown

Lệnh này dùng để thay đổi "chủ sở hữu" của 1 tập tin hay thư mục, tức là gán cho tập tin hoặc thư mục chỉ điịnh thuộc về quyền sở hữu của một user nào đó.

Cú pháp:

chown username[.groupname]

chown .groupname

Bạn cung cấp username thì file/thư mục sẽ được đặt là thuộc quyền sở hữu của username đó. Nếu bạn cung cấp groupname thì file/thư mục sẽ thuộc về nhóm groupname đó. Hai phần này độc lập với nhau, thay đổi quyền sở hữu user sẽ không làm thay đổi quyền sở hữu group và ngược lại.

Ví dụ: có file guestfile.txt thuộc về user abc thuộc về group guests, có một user nbthanh thuộc về nhóm moderators, file myfile.txt thuộc về quyền sở hữu của nbthanh và thuộc về nhóm moderator.

usergroup
guestfile.txtabcguests
myfile.txtnbthanhmoderators

Sau khi thực hiện lệnh chown nbthanh guestfile.txt

usergroup
guestfile.txtnbthanhguests
myfile.txtnbthanhmoderators

Sau khi thực hiện lệnh chown .guests myfile.txt

usergroup
guestfile.txtnbthanhguests
myfile.txtnbthanhguests

Sau khi thực hiện lệnh chown abc.moderators *.txt

usergroup
guestfile.txtabcmoderators
myfile.txtabcmoderators


chmod

Lệnh này dùng để thay đổi thuộc tính của tập tin hoặc thư mục. Các thuộc tính đó là đọc (read), ghi (write) và thực thi (execute). Thuộc tính của tập tin/thư mục bao gồm 9bit, chia thành 3 phần như sau (r = read, w = write, x = execute):

ownergrouppublic
rwxrwxrwx

Nếu các bit trong phần owner được bật (đặt bằng 1) thì user sở hữu tập tin/thư mục đó được quyền thao tác các lệnh tương ứng (đọc, ghi, thi hành) với tập tin/thư mục; nếu các bit trong phần group được bật thì tất cả các user nằm trong nhóm sở hữu tập tin/thư mục đó sẽ được quyền thao tác các lệnh tương ứng; và nếu các bit trong phần public được bật thì các user thuộc các nhóm khác cũng có quyền thao tác với tập tin/thư mục (nếu bạn muốn tập tin/thư mục của bạn được truy cập từ internet thì bác bit tương ứng trong phần public phải được bật).

Lưu ý: khi bạn thay đổi thuộc tính bằng lệnh chmod thì bạn có thể dùng các chữ cái r, w, x để chỉ thuộc tính hoặc mã hoá các thuộc tính thành số tương ứng. Chú ý là khi mã hoá các thuộc tính thành số thì bạn phải dùng hệ cơ số 8. Sau đây là một số ví dụ:

ownergrouppublic
--------x1
------r--4
r--r--r--444
rwxr--r--744
rwxw-xw-x755

Cú pháp:

chmod thuộc_tính_dạng_chữ

chmod thuộc_tính_dạng_số

Ví dụ: dùng thuộc tính dạng số

chmod 755 cgi-bin

chmod 744 /user/nbthanh/images/*.gif

Với thuộc tính dạng chữ thì cách dùng có khác một tí, bạn phải chỉ rõ là bạn muốn thay đổi thuộc tính của phần nào (u = owner, g = group, o = public, a = all); bạn muôn bật (+) hay tắt(-) thuộc tính; và cuối cùng là bạn muốn thay đổi thuộc tính nào (r = read, w = write, x = execute).

Ví dụ: có tập tin myfile.txt lúc ban đầu có thuộc tính là rwxr--r--

LệnhThuộc tính của myfile.txt
r w x r - - r - -
chmod u-x myfile.txt r w - r - - r - -
chmod u-w,o+x myfile.txt r - - r - - r - x
chmod a+w,g+x myfile.txt r w - r w x r w x


useradd

Lệnh này dùng để thêm 1 account vào hệ thống.

Cú pháp: useradd username

Ví dụ: useradd nbthanh

Lưu ý:

Bạn phải login với account root mới có thể thực hiện lệnh này.

Sau khi tạo 1 account mới, bạn phải dùng mkdir để tạo home directory (dạng /usr/username) cho user mới tạo.

Và bạn phải làm thêm 1 bước tiếp theo là dùng lệnh passwd để đặt mật mã (password) cho account mới tạo.


userdel

lệnh này dùng để xoá 1 account ra khỏi hệ thống.

Cú pháp: userdel username

Ví dụ: userdel nbthanh


passwd

dùng để thay đổi mật mã của 1 account.

Cú pháp: passwd [username]

Ví dụ:

passwd

passwd nbthanh

Nếu bạn không cung cấp username, lệnh passwd sẽ đổi mật mã của user hiện tại (user đang chạy lệnh passwd). Và nếu bạn muốn thay đổi mật mã của một user khác thì bạn phải login với account root.

<#caution>Lưu ý:

Sau khi chạy lệnh passwd, bạn sẽ phải nhập vào mật mã mới, nhấn Enter, và nhập lại mật mã mới một lần nữa, rồi Enter. Mật mã nhập vào sẽ không hiển thị BẤT CỨ ký tự nào lên màn hình.

Một số bản Linux bắt buộc bạn phải nhập vào mật mã cũ trước khi cho phép bạn thay đổi mật mã.


telnet

lệnh này có trên cả Windows và Linux. Bạn dùng lệnh telnet để login vào một hệ thống chạy Linux (và có thể là Windows) từ xa thông qua mạng LAN hoặc internet.

Cú pháp: telnet <địa_chỉ_của_máy_tính_muốn_truy_câp>

Ví dụ:

telnet 192.168.0.1

telnet myname.mydomain.com

Sau khi telnet kết nối thành công, bạn sẽ được nhắc nhập vào username và password để login. Sau khi login thành công thì xem như là bạn đã ở trên một hệ thống Linux thự sự, bạn có thể thực hiện được tất cả các lệnh đã biết.

Vì lý do bảo mật, bạn không thể dùng telnet để login với account root.


su

Nếu bạn đang login, bạn có dùng lệnh này để login với một account khác mà không cần phải logout trước. Thường thì lệnh su được dùng để login vào account root. qua đường telnet. Vì telnet không cho phép bạn login với account root, nên trước hết bạn phải login với 1 account khác, sau đó dùng lệnh su để login với account root.

Cú pháp: su

Sau khi thực hiện lệnh su (không có tham số), bạn sẽ phải nhập vào password của root. Nếu thành công, bạn đã truy cập được vào hệ thống với account root. Bạn dùng lệnh exit hoặc logout để thoát khỏi account root và trở về làm việc với account của bạn.