Tục ngữ có câu "trăm nghe không bằng một thấy". Nhưng tâm lý học nghiêm cứu cho biết ngay cả lúc bạn nhìn rõ mười mươi vậy mà bạn vẫn bị nhầm.
Thí dụ thường thấy nhất là khi ta ngắm mặt trời mọc hay lặn bao giờ cũng thấy lớn hơn lúc bình thường. Thực ra kích thước mặt trời có thay đổi gì đâu. Nguyên nhân gây nhìn nhầm là mặt trời mọc và lặn so với cảnh vật trên mặt đất lớn hơn một chút, còn mặt trời ban ngày từ trên chiếu xuống chói chang hiện ra nhỏ hơn. Một ví dụ khác, vào những đêm mây mỏng che mặt trăng ta cảm thấy như mặt trăng che đi xuyên qua những đám mây tựa như tả trong câu hát "Mặt trăng lướt qua những đám mây hoa sen nở trắng". Thật ra, mắt thường không thể nào thấy được sự vận chuyển của mặt trăng. Chúng ta đã nhìn nhầm, cho rằng những đám mây đứng yên một chỗ và mặt trăng đang lướt đi. Hiện tượng này tâm lý học gọi là "ảo giác như động".
ảo giác hình thành các trạng thái về kích thước, hình dáng, vận động... có rất nhiều. Nhiều nhà tâm lý học đã nghiên cứu về mặt này. Trong cuộc sống hằng ngày bị mắt mình lừa có nhiều. Theo báo cáo đã có nơi xảy ra một vụ án: kẻ trộm bị người ta phát hiện. Người phát hiện chính mắt mình trông rõ dưới ánh trăng một người như thế với chiếc áo leo núi màu tro bạc. khi kẻ trộm bị bắt, hắn khai là hôm ấy hắn mặc chiếc áo leo núi màu da cam. Ai sai đây? Phân tích tâm lý cho thấy, dưới ánh trăng, mọi màu nhạt đều thành màu tro, đó là vì độ bão hoà màu sắc giảm mạnh. Lại một vụ khác: một giáo sư nọ đang ngủ gật trên ghế sôpha, bỗng thấy động cửa, ông quay lại, qua khe cửa ông thấy một người đàn ông mặt dài đeo kính gọng vàng. Ông lao ra cửa, người đó đã cao chạy xa bay rồi. Lát sau, sảnh sát đến hỏi giáo sư có thấy một phạm nhân trốn trại chạy qua không, đặc điểm nhận dạng là mặt béo tròn. Giáo sư thấy nhận dạng không đúng như mình đã nhìn thấy nên phủ định. Thực ra chính mắt giáo sư đã trông thấy người đó. Nhưng tại sao "mặt tròn" lại biến thành "mặt dài"? Khi người ta nhìn thấy một hình qua khe hở, hình đó có chiều hướng kéo dài qua khe hở.
Vậy là, bạn chớ vội tin cả trăm phần trăm đối với lời khai của nhân chứng, cần phải có sự phân tích, phán đoán khoa học, tìm ra chứng cớ xác thực, mới được có phán quyết sau cùng. Dĩ nhiên, ta không nên vì ảo giác mà không tin ngay cả chính mắt mình. Trong đại đa số trường hợp, cái mà chúng ta nhìn thấy là chắc chắn, đáng tin cậy, chỉ cần chúng ta tin vào khoa học, dựa vào khoa học, chúng ta sẽ có cặp mắt sáng không sợ nhầm lẫn.