Dưới tỉnh có đơn vị hành chính phủ, huyện và châu. Đơn vị phủ lớn hơn và kiêm lãnh một số huyện và châu.
Ơở phủ, huyện, châu đều có một đơn vị quân đội đóng. Như vậy phủ, huyện, châu vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm quân sự, và ở mức độ nào đó cũng là trung tâm văn hóa của một địa phương. Lỵ sở những đơn vị này cũng đều được xây dựng một công trình phòng vệ, có nơi là một tòa thành nghiêm chỉnh kiên cố, có nơi chỉ là hàng rào tre có hào bao bọc vây quanh.
- Thành phủ Tây Ninh
Tây Ninh là một trong ba phủ của tỉnh Gia Định, lãnh hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa.
Thành phủ Tây Ninh là một thành lớn trong các thành phủ. Chu vi 188 trượng 8 thước tấc. Tường thành cao 7 thước. Hào rộng 4 trượng, sâu 5 thước. Thành mở 3 cửa. Ơở địa phận thôn Khang Ninh, huyện Tân Ninh.
- Lỵ sở phủ Phước Long:
Phước Long là một trong hai phủ của tỉnh Biên Hòa.
Lỵ sở phủ Phước Long không được đắp thành. Chung quanh chỉ rào gỗ bảo vệ, không có hào. Chu vi rất nhỏ, không quá 30 trượng. Ơở địa phận thôn Bình Lợi, huyện Phước Bình.
- Lỵ sở phủ Tuy Hòa:
Tuy Hòa là một trong ba phủ của tỉnh An Giang. Chung quanh lỵ sở rào chông trà. Chu vi hơn 50 trượng. Ơở địa phận thôn Mỹ Đức, huyện Long Xuyên.
Nếu thành phủ nói chung còn được đắp tường đất, có hào nghiêm chỉnh như một tòa thành chính thức thì thành huyện nói chung chỉ là lỵ sở bao bọc bằng hàng rào tre, chông trà, gỗ v.v... để bảo vệ. Cũng có một số ít huyện có thành khá quy mô, thậm chí còn quy mô hơn cả thành phủ.
- Thành huyện Quang Hóa:
Quang Hóa là một huyện của tỉnh Gia Định.
Thành đắp bằng đất. Chu vi 17 trượng 7 thước 4 tấc. Tường cao 7 thước. Xung quanh đào hào rộng 1 trượng, sâu 5 thước. Thành mở 3 cửa; ở thôn Long Giang.
- Thành huyện Đan Phượng:
Đan Phượng là một huyện của tỉnh Sơn Tây.
Thành đắp bằng đất. Chu vi 18 trượng. Ngoài không có hào. Ơở địa phận thôn Thượng, xã Trung Thụy.
- Lỵ sở huyện Lang Tài:
Lang Tài là một huyện của tỉnh Bắc Ninh.
Chung quanh là lũy tre. Chu vi 92 trượng. Ơở địa phận xã Lương Xá.
- Lỵ sở huyện Vĩnh Xương.
Vĩnh Xương là một huyện của tỉnh Khánh Hòa. Chung quanh rào bằng chông trà. Chu vi 42 trượng. Ơở địa phận xã Phù Ninh.
- Lỵ sở huyện Tân Long:
Tân Long là một huyện của tỉnh Định Tường. Chung quanh rào gỗ. Chu vi 58 trượng. Ơở thôn Tân Nhuận.
Lỵ sở các châu miền núi không thấy được xây đắp công phu như các huyện mà thường chỉ có một hàng rào bao quanh mà thôi.
Về các thành phủ, huyện ở Bắc Kỳ, vào tháng giêng năm Canh Dần (1830), Phan Văn Thúy sau khi đi xem xét hình thế đã trù tính xin cho đắp ở 21 phủ, các huyện tạm hoãn. Triều đình đã bàn và cho đắp trước ở 10 phủ: Ưứng Hòa, Khoái Châu (Sơn Nam), Kiến Xương, Thái Bình (Nam Định), Vĩnh Tường, Lâm Thao (Sơn Tây), Thuận An, Lạng Giang (Bắc Ninh), Kinh Môn, Ninh Giang (Hải Dương). Cách thức theo như phủ Lý Nhân (chu vi dài hơn 266 trượng, giảm làm 208 trượng) [1].
Tới tháng 9 cùng năm, Minh Mạng đã dụ Bộ Công cho phép các phủ, huyện gia cố thành trì để "làm kế yên rỗi lâu dài". Thành thần Bắc Thành đã tâu xin: "Bốn huyện Lục Ngạn, Kim Hoa, Việt Yên, Gia Bình nên xây gạch; một huyện Hiệp Hòa nên xây đá ong, còn mười phủ (Từ Sơn, Thiên Phúc, Quốc Oai, Quảng Oai, Đoan Hùng, Thường Tín, Bình Giang, Nam Sách, Nghĩa Hưng, Tiên Hưng), 59 huyện (Gia Lâm, Văn Giang, Lang Tài...) xin vẫn theo chỉ trước mà đắp thành đất...
(Cách thức xây thành do Bộ đưa ra: Thành phủ ngoài cao 9 thước, trong cao 6 thước, giữa lấp đất. Mặt dày 7 thước 7 tấc, chân dày 7 thước 9 tấc. Thành huyện ngoài cao 8 thước 5 tấc, trong cao 5 thước 5 tấc, giữa lấp đất. Mặt dày 6 thước 3 tấc 5 phân, chân rộng 6 thước 5 tấc.
Nay xin thành phủ theo cách thức thành phủ Lý Nhân: Ngoài cao 7 thước 2 tấc, trong cao thước, mặt dày 8 thước, chân rộng 1 trượng 5 thước; thành huyện theo cách thức thành của hai huyện Nam Sang và Duy Tiên: Ngoài cao 7 thước 2 tấc, trong cao 3 thước 7 tấc, mặt dày 8 thước 3 tấc, chân rộng 1 trượng 5 thước).
Vua đều y lời xin mà cho dân làm" [2].
Vào tháng 7 năm sau, "định lại quy thức thành xây gạch ở các phủ huyện. Hạ lệnh cho Giám thành cứ theo kiểu mẫu số, số trượng, số thước, vẽ thành bản đồ do Bộ Công đóng ấn triện vào rồi đưa đi các địa phương. Từ nay có nơi nào xây thành đều cho làm theo quy thức mới này" (3).
Triều Nguyễn không những chỉ có những quy định về quy mô xây thành mà còn có những quy định chi tiết tới từng phần của tòa thành. Về kỳ đài, tháng 11 năm Canh Thìn (1880), triều đình đã chuẩn cho các phủ, huyện đều làm kỳ đài. Nơi nào "đã có thành thì xây đài, chưa có thành cũng đắp một nền đất. Cán cờ: phủ thì dài 2 trượng 7 thước, huyện thì dài 2 trượng 3 thước; lá cờ đầu dùng dại nam nhuộm màu vàng, đề tên phủ, huyện" [4].
Việc đặt súng lớn trên các thành cũng có quy định khá rõ ràng, ví như "Ơở các phủ thành của tỉnh Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh đều có 4 cỗ, phủ thành của Sơn Tây có 5 cỗ, của Hưng Yên có 2 cỗ súng quá sơn bằng đồng, duy Lý Nhân có 8 cỗ súng quá sơn bằng đồng, 16 súng hồng y, tích sơn bằng gang, cộng 24 cỗ. Các súng khác đều đều 12 cỗ (4 đồng, 8 gang)" [5].
"Ơở các huyện thành: Hà Nội, Hải Dương đều có 11, Nam Định có 12, Sơn Tây có 14, Bắc Ninh có 15, Hưng Yên có 6, mỗi huyện thành đều 4 súng quá sơn bằng đồng, 4 súng hồng y, tích sơn bằng gang" [6].
(1) Đại Nam thực lục chính biên T. X, tr. 12.
(2) Đại Nam thực lục chính biên. Đã dẫn, Tập X, tr. 155.
(3) Đại Nam thực lục chính biên. Đã dẫn, Tập X, tr. 308.
(4) Đại Nam thực lục chính biên. Tập XXXIV, tr. 400.
(5, 6) Đại Nam thực lục chính biên. T. XII, tr. 383.