Cho tới nay, sau nhiều phát hiện khảo cổ học, Cổ Loa vẫn là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất, trong lịch sử xây dựng thành lũy của nước ta.
Là một tòa thành cổ có niên đại thuộc thời dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, thời mà lịch sử dân tộc nói chung còn biết bao ẩn số chưa được giải đáp, thành Cổ Loa bản thân cũng chứa đựng nhiều ẩn số và là đối tượng tranh luận sôi nổi của nhiều nhà nghiên cứu.
Di tích thành Cổ Loa nằm ở bên phải đường quốc lộ số 3 đi từ Hà Nội đến Thái Nguyên, quãng cây số 17. Hiện nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Khu vực quanh thành cổ và ngay cả trong phạm vi thành cổ là một vùng gò đống ngổn ngang, đầm sâu, ruộng chiêm trũng. Đường xe lửa Hà Nội - Việt Trì cắt ngang qua đoạn thành ngoài phía góc đông bắc. Sông Hoàng chảy quanh ôm cả phía nam thành ngoài Nhìn chung khu vực Cổ Loa là khu vực cao, thoái đầu tư phía bắc xuống phía nam. Theo các nhà địa chất, Cổ Loa xưa là bãi bồi của sông Hồng với một nhánh quan trọng chảy qua phía nam (Sông Hoàng nay chỉ còn là con lạch nhỏ).
"Cổ Loa là một khu đất cao, thoải dần từ bắc - miền đồi trung du, vốn là thềm bậc 2 của sông Hồng - xuống nam theo dòng nước chảy. Rải rác đó đây có những gò cao - là thềm sót bậc 1 của sông Hồng - và những doi đất cao chạy dọc sông. Xen giữa gò cao là những hố lớn, đầm lầy - những vết tích của dòng sông cũ đã đổi dòng và đổi luôn luôn trên bãi bồi do chính nó tạo ra.
Quanh các bờ hồ, đầm... có nhiều rừng cọ, rừng cây to, gỗ quý với những bụi cây gai rậm rạp [1].
Điểm lại những ghi chép ít ỏi trong thư tịch cổ, ta thấy tên An Dương Vương xuất hiện lần đầu tiên trong Hậu Hán thư [2].
Sách Quảng Châu ký (do Sử ký sách ẩn dẫn) nói An Dương Vương "đóng đô ở huyện phong Khê". Theo Hậu Hán thư thì Phong Khê là do Mã Viện, năm 43, tách đất huyện Tây Vu mà đặt ra.
Sách Nam Việt Chí (Cựu Đường thư - Địa lý chí dẫn) việt: "Thục cho con là An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ. Đất nước đó nay ở phía đông huyện Bình Đạo. Thành đó có 9 vòng, chu vi 9 dặm, sĩ thứ đông đúc". Đây là sách đầu tiên nói đến thành của An Dương Vương.
Sách Thủy Kinh Chú xác nhận: "Nay ở huyện Bình Đạo biện còn thấy chỗ cũ cung thành của An Dương Vương". Sách Tấn Thái khang địa chí chép: "Huyện ấy thuộc quận giao Chỉ".
Tùy thư chép việc Lý Phật Tử đóng ở "Việt Vương cổ thành". Thành cũ của vua Việt bắt đầu xuất hiện từ đây.
An Nam chí lược (thế kỷ XIV) chép: "Thành Việt Vương tục gọi là thành Khá Lũ. Có ao cổ. Người trong nước mỗi năm tìm được ngọc châu dùng nước ao ấy để rửa ngọc thì sắc ngọc tươi đẹp".
Đại Việt sử lược (cuối thế kỷ XIV) ghi: "Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương".
Tới thế kỷ XV, tên Loa Thành mới xuất hiện.
An Nam chí nguyên và Việt Kiệu thư chép: "Việt Vương thành ở huyện Đông Ngạn, còn gọi là Loa Thành". Hai sách ấy giải thích: "Vì An Dương Vương đóng đô ở đất Việt nên người đời sau gọi thành ấy là Việt Vương thành". Có tên Loa thành vì thành ấy quanh co như hình con ốc".
Sách Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái, Dư địa chí (của Nguyễn Trãi), Đại Việt sử ký toàn thư có nói tới Loa thành và còn đưa ra thêm tên gọi là thành Tư Long, thành Côn Lôn [3].
Về cùng một tòa thành cổ, nhưng ý kiến khác nhau đã đặt trước chúng ta hai địa điểm - Cổ Loa và Cao Xá - cách nhau hằng trăm cây số.
Địa điểm thứ nhất, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, được tuyệt đại đa số các nhà khoa học chấp nhận bởi vì nơi đây ngoài truyền thuyết, địa danh, phong tục hội hè... còn cả di tích tòa thành cổ khá nguyên vẹn chứng minh sự tồn tại của kinh thành nước Âu Lạc cũ.
Địa điểm thứ hai, xã Cao Xá, huyện Diễn Châu (Nghệ An), được ít người chú ý bởi lý do đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là không có di tích chứng minh.
Chúng tôi tán thành ý kiến về địa điểm thứ nhất.
Di tích hiện thấy có ba vòng khép kín: tường thành ngoài, tường thành giữa và tường thành trong.
a) Tường thành ngoài là một vòng tường khép kín đắp lần theo những gò đồng thiên nhiên nên không có hình dáng rõ ràng: Dài khoảng 8.000 mét [4]. Cao trung bình từ 3 đến 4 mét; chỗ cao nhất là Gò Cột Cờ cao tới 8 mét. Chân thành rộng từ 12 đến 20 mét. Phần phía bắc thuộc xã Dục Tú, Dục Nội có chỗ đã bị san bằng, sonh nhình chung vẫn có thể còn đủ để quan sát di tích cũ.
Qua Quan sát bên ngoài, qua những chỗ sạt lở, những đoạn bị cắt ngang và qua lắt cắt với mục đích nghiên cứu của nhà khảo cổ, có thể thấy được cấu trúc của tường thành:
- Các vòng tường thành không phải đều do đắp xây mà nhiều đoạn vốn là gò đất tự nhiên. Có thể khẳng định rằng tường thành được đắp nối các gò vốn có hoặc đắp thêm trên các gò theo thế tự nhiên mà thành.
- Trong tường thành, ở lưng chừng tường, độ cao các chỗ không thống nhất, thấy lộ một lớp mỏng những mảnh ngói ống, ngói bản, có nơi có một lớp đá cuội. Ơở phần phía nam sửa thành hiện tượng này rõ rệt hơn và phổ biến hơn. Lát cắt của Viện Khảo cổ học năm 1970 ở đầu Xóm Mít không thấy hiện tượng này (chỗ này là quãng giữa của đoạn tường thành phía nam).
Lớp mảnh ngói [5] ở nhiều chỗ tồn tại như ranh giới của hai lớp tường trên và dưới rõ ràng.
- Cách đắp bình thường như mọi cách đắp ở những tòa thành thường thấy xưa nay, tức là đào đất ngay cạnh tường phía ngoài mà đắp cao dần lên. Phần đất bị đào sâu trở thành hào ngoài. Khi đắp người ta tất có đập, đầm, nhưng không dùng gậy nhồi kỹ như kiểu trình tường (một cách đắp thành của Trung Quốc).
b) Tường thành giữa, như tường thành ngoài, là một vòng tường khép kín, không có hình dáng nhất định, cũng đắp nối các gò tự nhiên và men theo đầm hồ mà thành. Chiếu dài khoảng 6.500 mét, cao từ 6 đến 12 mét, mặt thành rộng trung bình 10 mét, chân thành rộng tới 20 mét, có nơi còn hơn thế.
Đây là vòng tường thành còn được bảo vệ chu đáo nhất trong cả ba vòng, đặc biệt là phần phía bắc.
Về cấu trúc, tường thành giữa cũng có những đặc điểm như ở tường thành ngoài, điểm đặc biệt đáng lưu ý là lớp ngói ở giữa tường thành thấy phổ biến ở phần phía nam.
Một điểm độc đáo hầu như chưa thấy ở đâu là vòng tường ngoài và vòng tường giữa được đắp bằng nhau ở phía nam tạo thành một quãng trống làm cửa ra vào. Đây là cửa Nam của thành, có cái tên chữ Hàn là "Trần Nam môn". Cửa Nam được xác định bằng hai miếu thờ thần trấn cửa xây trên mặt tường thành nơi hai vòng tường gặp nhau [6].
Hiện tượng nối liền hai vòng tường ngoài và giữa để tạo lối ra vào và việc thuận theo thế đất tự nhiên để đắp tường làm cho hai vòng tường thành ngoài và giữa có chứng cớ để mang một tuổi chung, đồng thời có dáng vẻ nguyên thủy của một công trình quân sự.
c) Tường thành trong mang dáng vẻ khác hẳn hai vòng tường trên, có hình chữ nhật nghiêm chỉnh. Chu vi khoảng 1.650 mét. Mặt thành rộng khoảng 10 mét, chân thành khoảng 20 mét. Thành cao chừng 5 mét.
Đáng lưu ý là quanh tường thành trong có đắp 12 ụ đất nhô ra phía ngoài gọi là "hỏa hồi". Hỏa hồi được đắp rất cân xứng. Mỗi tường ngang hai chiếc, mỗi tường dọc bốn chiếc (hai dài, hai ngắn). Tính cân đối còn thể hiện ở cả gián cách giữa các hỏa hồi của các tường đối diện. Hỏa Hồi ở hai tường dọc đều được bố trí như nhau. Hai hỏa hồi dài ở giáp hai góc và hai hỏa hồi ngắn ở giữa [7].
Kết quả lát cắt thành của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ở góc đông bắc cho hay:
- Lớp trên đất thịt nhẹ, có nhiều mảnh sành, sứ từ tương đối xưa đến hiện đại.
- Lớp dưới đất thuần mịn, chắc. Ơở độ sâu 1,20 mét (phía ngoài), 1,60 mét (phía trong) so với mặt thành có lớp ngói ống, ngói bản trải thoai thoải ra hai phía chân thành, trong lẫn nhiều than gỗ cháy đen và than bùn. Dưới là một dải đá tảng.
Cấu trúc tần lớp ở các hỏa hồi cũng như vậy.
Phạm vi thành trong hiện nay là nơi cư dân đông đúc. Nhiều nhà cửa xây dựng ngay trên tường thành. Thực ra từ lâu việc này đã xảy ra, chứng cớ là nhiều ngôi đình của xóm làng xây dựng từ đầu thời Nguyễn đã lấy tường thành làm nền kiến trúc. Hiện tượng bị phá hủy của thành trong rất nghiêm trọng, song nếu quan sát kỹ thì hình dáng của tòa thành vẫn còn thấy rõ.
d) Những gò đất.
Trong phạm vi ba vòng thành cũng như bên ngoài có nhiều gò đất tròn, dài, có khi thành dải dài. Ơở những người nghiên cứu cho rằng đây là những ụ, lũy phòng vệ, là những pháo đài tiền vệ [8].
Cả ba vòng tường thành đều có hào ngoài. Hào thành ngoài phía tây nam và nam, lợi dụng con sông Hoàng chảy gần sát với thành. Phía tây nam từ gò Cột Cờ, phía đông từ Đầm Cả, người xưa đã đào khắp ven phía ngoài tường thành. Như vậy nước sông Hoàng có thể chảy thông khắp thành.
Hào thành giữa cũn nối với hào thành ngoài ở Cột Cờ và Đầm Cả. Ơở quãng Đầm Cả qua cổng Cửa Song, hào này còn nối liền với năm con lạch chảy tựa bàn tay xòe phạm vi thành giữa. Như vậy sông Hoàng cũng cung cấp nước cho cả vùng hào thành giữa và hệ thống lạch trong thành. Hào thành ngoài và giữa ngày nay đã bị bồi lấp nông đi và trở thành những dải ruộng chiêm, rộng trung bình từ 10 đến 30 mét.
Hào thành trong cũng được đào xung quanh tường thành. Ngày nay được chia cắt thành từng thửa ao của từng nhà, nhưng nhìn chung dấu vết hào còn rõ. Hào thành trong là một vòng hào khép kín nối với sông Hoàng bằng một trong năm lạch nước ở thành giữa (ngày nay không còn thấy rõ chỗ nối thông).
Vòng thành trong chỉ mở một cửa chính giữa tường thành phía nam. Thành trong lại được xây dựng chính hướng nam - bắc, tây - đông.
Vòng thành giữa mở bốn cửa: Cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam. Ơở các cửa, trên mặt thành đều có xây một miếu thờ thành trấn cửa. Riêng cửa Trấn Nam là cửa chung với thành ngoài và cũng là cửa chính (cửa Tiền) của mình thành nên xây hai miếu hai bên.
Vòng thành ngoài mở ba cửa: Cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Nam.
Ngoài ra còn có hai lối ra đường thủy. Một là cửa Đông, ở nơi có dòng nước chảy thông từ sông từ sông Hoàng tới cửa Cống Song vào hệ thống năm lạch nước thành giữa. Theo nhân dân, ở đây xưa kia cũng có miếu thờ, nay đã mất.
Hai là ở chỗ gò Cột Cờ, nơi dòng nước sông Hoàng chảy thông vào hào thành ngoài và thành giữa, cắt ngang vòng thành ngoài thành một cửa mở.
Hai nơi này nếu gọi là cửa cũng có thể được, song không là ý thường hiểu của một cửa thành có cổng đóng mở, mà chỉ là lối ra vào dành riêng cho thuyền bè mà thôi [9].
Cho tới nay, tất cả mọi cửa không còn dấu vét gì để co thể biết chúng có cánh đóng mở ra sao, bên trên có lầu cửa hay không?
(1) Trần Quốc Vượng: Cổ Loa, những kết quả nghiên cứu vừa qua và những triển vọng tới, Khảo cổ học số 3 - 4, tháng 12-1969, tr. 106.
(2) Hậu Hán thư - Quận Quốc Chí chưa ở dưới Mục "Quận Giao Chỉ": Đấy là nước cũ của An Dương Vương.
Cả đoạn khảo thư tịch cổ này chúng tôi sử dụng tài liệu của Trần Quốc Vượng, đã dẫn, tr. 102-103.
(3) Đại Việt sử ký toàn thư. T. I, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1972, tr. 64.
(4) Con số 8.000 mét là theo Trần Quốc Vượng. Theo F. Đêpierơ (F. Despierres) và Cl. Mađơrôlơ (Cl. Madrolle) thì tường thành ngoài đo được 7.600 mét, tường thành giữa đo được 6.150 mét.
(5) Ngói ống, ngói bản là loại di vật phân bố ở khắp thành, đặc biệt phần phía nam: trong tường thành, trên một số gò ngoài các tường thành, các mặt ruộng ngoài tường thành, trong các ao, sân nhà ở khu vực này... Đoàn điều tra khảo cổ và cổ sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1966, đã đặt cho chúng cái tên là "Gốm Cổ Loa". Lâu dần "Gốm Cổ Loa" được gọi quen như một thuật ngữ khảo cổ học.
Chúng tôi cho rằng cách gọi đó không đúng. Dù đã rất quen thuộc vẫn phải thay đổi để đảm bảo tính khoa học của thuật ngữ, tránh sự phiền phức cho những người nghiên cứu mai sau.
Vấn đề này cũng rất đơn giản, chỉ cần gọi đúng tên của di vật vốn đã có là: ngói ống, ngói bản, đầu ngói ống, đinh ngói v.v...
(6) Cả cái tên "Trấn Nam môn" lẫn miếu thờ thần trên mặt thành đều là những sản phẩm xuất hiện sau thời An Dương Vương rất xa.
(7) Theo Trần Quốc Vượng: Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử. Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản, 1970, thì tất cả có 18 hỏa hồi đắp cao hơn mặt thành từ 1 đến 2 mét, nhô ra phía trước từ 10 đến 50 mét.
( Trần Quốc Vượng: Cổ Loa, những kết quả... đã dẫn, tr. 116 - 117.
(9) Theo Trần Quốc Vượng: Đã dẫn, thì ở vòng thành ngoài có lẽ còn một cửa Tây Bắc tương ứng với cửa Tây Bắc của thành giữa.