Ông sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức nghèo, gốc nông dân. Thân phụ ông là cụ phó bảng Nguyễn Sinh sắc, tùng làm quan cho triều nguyễn nhưng sớm bị bãi chức vì có tinh thần yêu nước, thường có thái độ chống đối bọn quan lại và bọn thực dân Pháp. Thân mẫu ông là cụ Hoàng Thị Lan, con gái một nhà nho làm nghề dạy học là một người phụ nữ hiền hậu đảm đang. Quê hương ông thuộc tỉnh Nghệ An, một địa phương giàu truyền thống chống ngoại xâm và đấu tranh gian khổ chống các điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Những ảnh hưởng tốt đẹp của gia đình và quê hương khiến ngay từ nhỏ ông đã sớm bộc lộ tinh lòng yêu nước thương đồng bào.
Chịu ảnh hưởng của sự giáo dục gia đình, quê hương, dân tộc, với ý chí mãnh liệt và quyết tâm sắc đá, năm 1911, ông vượt biển sang phương Tây tìm đường giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào. Cuộc khảo sát dài ngày và phong phú tại các nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi cũng như châu á đã giúp cho nhận thức của ông về kẻ thù, về tình nhân loại kết hợp hữu ái giai cấp, về sức mạnh đoàn kết chiến đấu... vượt qua phạm vi quốc gia để vươn tới tầm cao thế giới. Nền tảng đó đã khiến ông nhanh chóng tiếp thu chân lý của thời đại: chủ nghĩa Mác-Lenin. Từ một người yêu nước mảnh liệt, ông đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam và là một trong những người sáng lập ra Hội Liên Hiệp Thuộc Địa (1921), trực tiếp thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (1925), ra báo Người cùng khổ (1922), báo Thanh Niên (1925), viết tác phẩm Con rồng tre (1922), Bản án chế độ thực dân pháp (1925), Đường kách mệnh (1927). Ông đã xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới với tư cách một chiến sĩ cách mạng quốc tế và là người sáng lập ra chính đảng kiểu mới ở Việt Nam: đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Mười năm tiếp đó dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cách mạng, có thời bị bắt và bị tù trong nhà lao đế quốc Anh ở Hồng Kông (1931-1932). Ông đã theo dõi sát sao và kịp thời đóng góp cho cách mạng Việt Nam.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ông trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng trong nước, thành lập Việt Nam cách mạng đồng minh (Việt Minh). Năm 1942, ông sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng và lực lượng đồng minh, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong hoàn cảnh đó, ông viết Nhật ký trong tù, một tác phẩm lịch sử và văn học có giá trị rất lớn. Năm 1944, ông mới về lại đất nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa đến thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và tiếp đến là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự can thiệp Mỹ Thắng lợi (1954), giải phóng miền Bắc, tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà. Ông mất ngày 2/9/1969. Nhưng nhân loại, trên con đường vươn tới sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người và của mọi người, đã tìm thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh một giá trị trường tồn.
Vì công lao to lớn của Người, năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, UNESCO đã công nhận Người là danh nhân văn hoá thế giới.