Christopher Columbus, một thủy thủ tài năng, người đã nuôi dưỡng giấc mơ đi đến các miền đất xa xôi trên trái đất. Ông nghĩ rằng quả đất tròn và cách đến Nhật Bản dễ nhất là cho tàu chạy vòng quanh trái đất và đi về hướng Tây. Đã nhiều năm, ông cố tìm một người bảo trợ tài chánh để ông thực hiện một chuyến đi như vậy, và sau nhiều lần trì hoãn, Hoàng hậu Isabella của Tây Ban Nha đồng ý tài trợ cho chuyến đi của ông.
Columbus ra đi với ba chiếc tàu nhỏ là Santa Maria, Nina và Pinta, với khoảng 90 người. Sau khi rời khỏi quần đảo Canary, đoàn tàu hướng về phía Tây cho đến sáng ngày 12 tháng 10 năm 1492 thì người canh phát hiện ra đất liền. Quả vậy, đó là một đảo trong quần đảo Bahama. Columbus cứ đinh ninh rằng mình đã rất gần Nhật Bản.
Chiếc Santa Maria bị đắm ngoài khơi hòn đảo mà Columbus đã đặt tên là Hispaniola, vì vậy ông đã quyết định để lại đấy 40 người để thành lập một thuộc địa, rồi ông quay về Tây Ban Nha với hai chiếc tàu khác. Ông được đón tiếp như một anh hùng, và được phong tước Đô Đốc của Đại dương, Nhiếp chính các vùng đất ở ấn Độ. Năm 1493, ông lại ra đi với một đoàn tàu gồm 17 chiếc với 1200 người. Khi đến đảo Hispaniola lần hai, ông thấy tất cả 40 người đề bị giết chết. Ông lập thuộc địa khác và đến thăm Jamaica. Người ta phàn nàn về vai trò Nhiếp chính của ông quá hà khắc, nhưng ông vẫn được phép đi chuyến thứ 3 vào năm 1498. Lần này ông đến được đảo Trinidad và đặt chân lên phần đất chính của Nam Mỹ.
Tuy nhiên, Columbus không có tài cai trị, và nhiều lời phàn nàn kêu ca bay đến Tây Ban Nha. Một Thống đốc mới, ông Francisco de Bobadilla được đến để thay ông. Ông này bắt Columbus xích lại, rồi gởi về Tây Ban Nha. Columbus được tha vào năm 1502 được phép thực hiện một chuyến đi nữa. Trong lúc thám hiểm vùng bờ biển Trung Mỹ, ông lại cứ đinh ninh ông đang ở gần Cửa sông Ganges ở ấn Độ. Ông quay lại Tây Ban Nha và liền sau đó thì mất, và cứ tin rằng mình đã đến được ấn Độ.