Dimitri Mendeléev học khoa học ở Pháp và ở Đức rồi làm giáo sư hoá học tại trường Đại học Nga ở st. Petersburg. Ông say mê nghiên cứu các khối lượng nguyên tử của các thành phần khác nhau, rồi ông lập một danh sách gồm 63 thành phần hoá học được biết lúc bấy giờ, ông sắp xếp theo thứ tự tăng dần của khối lượng nguyên tử. Đoạn ông sắp xếp lại danh sách thành một bảng mẫu liên tục theo từng hàng và từng cột, ông nhận ra tất cả thành phần trong cột tương tự giống nhau. Sự sắp xếp các thành phần hoá học này được gọi là "bảng tuần hoàn nguyên tố".
Khi Medeléev thực hiện bản này, ông nhận thấy có nhiều lỗ hổng, và ông tiên đoán rằng người ta sẽ tìm ra những thành phần mới để lắp đầy các lỗ hổng này. Ông thấy loại thành phần trong cùng một cột cũng như lỗ hổng, và ông có thể bảo thành phần mới nào sẽ giống như thế.
Thoạt tiên, các khoa học gia rất nghi ngờ điều tiên đoán của Mendeléev, nhưng chỉ trong vòng mấy năm, một số thành phần hoá học mới này được khám phá và Mendeléev trở thành nhà khoa học nổi tiếng thế giới.