hn4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com
Full version available at http://4u.jcisio.com/r/article1517.htm

Nguyễn Quý Đại

Nhà văn Phan Khôi

Phan Khôi hiệu là Chương Dân, sinh ngày 20-08-1887 (đinh hợi) tại làng Bảo An quận Ðiện Bàn tỉnh Quảng Nam, thận phụ là phó bảng Phan Trân (1826-1935) thân mẫu Hòang thị Lệ (1826-1882) con gái của Tổng đốc Hoàng Diệu (1828-1882). Năm 1906 Phan Khôi ra Huế thi Hương, nhưng rớt cử nhân được sắp vào hạng tú tài. Ông lấy biệt hiệu Tú Sơn (Tout Seul / cô độc).

Phan Khôi xuất thân trong gia đình khoa bảng, ông nội là án sát Phan Nhu. Phan Khôi học hán văn từ nhỏ, nhờ đọc các sách Tân thư nên có tình thần Duy tân tin ở Dân quyền. Phong trào Duy Tân hoạt động (1906-1908) do Phan Chu Trinh (1872-1926), Hùynh Thúc Kháng (1876-1947) và Trần Quý Cáp (1870-1908) cùng các sĩ phu tại quê nhà lãnh đạo. Phan Khôi hưởng ứng Phong trào ra Hà Nội học chữ Quốc ngữ và Pháp văn tham gia hoạt động với trường Ðông Kinh Nghĩa Thục mở cửa năm 1907.

Năm 1908 Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp, tất cả đều bị bắt bỏ tù hay tử hình. Phan Khôi lúc đó ở Hà Nội, bị bắt đưa về giam ở Huyện Diên Phước (Ðiện Bàn), thời gian ngắn, được ân xá ông ra Huế theo học tại trường Pellerin từ năm (1909-1911). Thân phụ mất về quê để tang, mở trường dạy học, hết tang ông lập gia đình (1913) nhạc phụ là ông Lương Thúc Kỳ (1873-1947) giáo viên trường Dục Anh tại Phan Thiết do ông Nguyễn Trọng Lợi thành lập (Phong Trào Duy Tân).

Sinh hoạt viết báo

Phan Khôi là nhà văn, nhà báo, còn là nhà nghiên cứu sắc nét đã gây dư luận một thời.

- Ðăng Cổ Tùng Báo (1907) của trường Ðông Kinh Nghĩa Thục.

- Nam Phong (1918) của Phạm Quỳnh (1892-1945), nhưng chẳng bao lâu bất đồng ý kiến, bỏ vào Sài Gòn viết tờ Lục Tỉnh Tân Văn thành lập từ năm 1907.

Ông ra Hà Nội tiếp tục viết:

Phan Khôi trở về Sài Gòn vào năm 1925 cộng tác các tờ:

Tại Sài Gòn ông làm chủ bút:

Ông ra Hà Nội làm chủ bút:

Ở Huế ông làm chủ bút:

Làm chủ nhiệm kiêm chủ bút:

Trong thời gian nầy ông viết thêm các tờ:

Phan Khôi dịch bộ Thánh Kinh của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Ðạo Tin Lành sang truyền giáo tại Việt Nam, chưa có Kinh Thánh bằng Việt ngữ. Phan Khôi là nhà Nho am hiểu Pháp văn. Ông đối chiếu hai cuốn Kinh viết từ Hán văn và Pháp văn dịch sang chữ Quốc ngữ (1921).

Phan Khôi gom các bài viết (1917-1945) được đăng tải qua báo chí in thành tập:

Nhà xuất bản Đà nẳng Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, nhà văn Lại Nguyên Ân người am hiểu Hán văn cũng như Pháp ngữ đã sưu tầm biên soạn về Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1928.

Làm Thơ

Bài thơ Ngụ ngôn ông viết vào khoảng năm 1909 sau vụ Trung Kỳ Dân Biến (1908) với thể thơ tự do nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Vì báo chí viết bằng chữ Quốc ngữ còn phôi thai. Sự nghiệp văn chương của Phan Khôi có chỗ đứng vinh quang trong trên văn đàn Việt Nam.

Mồng bảy tháng bảy năm Canh thân

Chiếu lệ bắc cầu qua sông Ngân

Hằng hà sa số cu-ly (cooly) quạ

Bay bổng về trời dường trẩy quân

Hai bên bờ sông đậu lốc ngốc

Con thì kêu đói, con kêu nhọc

Đường sá xa xuôi việc nặng nề,

Phần lũ con thơ ở nhà khóc

Bổng nghe lệnh trời truyền khởi công

Nào con đầu cúi, con lưng cong

Thêm bầy Lý Bẻo đứng coi việc,

Ðụng đâu đánh đó như bao bông!

Ngán cho cái kiếp làm dân thiệt!

Làm có, ăn không, chết cho hết!

Cắn cỏ kêu Trời, Trời chẳng nghe

Một con bay lên đúng diễn thuyết

Hỏi đồng bào nghe tôi nói đây :

Dân quyền mạnh nhầt là đời nay

Việc mà chẳng phải mà công ich,

Không ai cho phép đem dân đày

Trối kệ Hoàng Ngưu với Chúc Nữ

Qua được thời qua không thời chớ?

Quốc dân Ô thước tội tình chi?

Mà bắt xâu bơi làm khổ sở

Anh em ta, hè về quách thôi!

Luôn thể kéo nhau vào cửa trời

Dộng trống đăng văn, ầm đế tọa

Ngai vàng bệ ngọc, rung rinh rơi

Nghe tin dân quạ nổi cách mệnh

Ðường xá sá xuôi, việc nặng nề

Phần lũ con thơ ở nhà khóc!

Trời sai Thiên lôi ra thám thính

Ðầu đen máu đỏ quyết hy sinh!

Ngừng búa Thiên lôi không dám đánh

Năm nay bổng thấy chiếu trời ra,

Ðánh chữ đại xá trời ban cho

Dân qụa ở đâu về ở đó

Từ nay khỏi bắc cầu Ngân hà

Ờ té ra:

Mềm thì ai cũng nuốt,

Cứng thì thời cũng nhả .

Hằng hà sa số cu-ly quạ

Bay về hạ giới kêu kha! khá!

Đông Pháp thời báo 2/6/1928

Hai mươi ba năm sau bài thơ Tình Già trình làng, đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn số 122 ngày 10-3-1932. Từ đó phong trào thơ mới được bắt đầu, lối làm thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, dường luật nhường chỗ cho phong trào thơ mới. Mở đầu cho thi ca Việt Nam phát triển phong phú hơn. Bài thơ Tình Già của Phan Khôi được đưa vào chương trình giáo dục (trung học) trước 1975 tại miền Nam.

Tình già

Hai mươi bốn năm xưa,

Một đêm vừa gió lại vừa mưa

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ

Hai mái đầu xanh kề nhau than thở.

Ôi đôi ta tình thương thì vẫn nặng

Mà lấy nhau hẳn là không đặng

Ðể đến rồi tình trước phụ sau

Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau

Hay! Nói mới bạc làm sao chớ!

Buông nhau làm sao cho nở?

Thương được chừng nào hay chừng nấy

Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy!

Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng

Mà tính việc thủy chung?

Hai mươi bốn năm sau

Tình cờ nơi đầt khách gặp nhau!

Ðôi mái đầu đều bạc

Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được!

Ôn chuyện cũ mà thôi.

Liếc đưa nhau đi rồi!

Con mắt còn có đuôi

Lý luận Phan Khôi

Phan Khôi là một kiện tướng của “Quảng Nam hay cãi”. Người xưa nói “quân tử hòa nhi bất đồng” người quân tử không đồng nhất với nhau nhưng vẫn giữ tư tưởng sự hòa thuận tôn trọng nhau và cộng tác. Phan Khôi ảnh hưởng nho học và tân học (say mê khoa luận lý học logique) khả năng lý luận uyên bác. Nhà văn Nguyễn Văn Xuân viết về gia đình Phan Khôi:

Tôi đã từng biết một gia đình cãi nhau những ba đời. Ðó là gia đình ông Phan Khôi, Cha Phan Khôi, một bậc đại khoa tên là Phan Trân (con án sát Phan Nhu), tôi không rõ giữa ông Phan Nhu và Ông Phan Trân có hay cãi nhau như thế nào không, nhưng giữa ông Phan Trân và Phan Khôi, Các cụ vẫn còn kể lại những vụ cãi nhau rất kinh động. Rốt cuộc, cha thường vác roi đuổi con chạy tơi bời. Ðiều ấy dễ hiểu: ông phó bảng Phan Trân bênh vực cổ nhân như các bậc đại khoa thời ấy; ông Phan Khôi chống lại vì ông đọc Tân thư, tin ở Dân Quyền.. (Nguyễn văn Xuân Phong trào Duy Tân sđd trang 93-94)

Phan Khôi phê bình bộ Nho Giáo của Trần Trọng Kim (1883-1953) xuất bản gây các cuộc bút chiến với Phạm Quỳnh (1892-1945) vào năm 1930 (1). Trên tờ Phụ Nữ Thời Ðàm năm 1932 bài viết “Văn minh vật chất và Văn minh tinh thần” của Phan Khôi đưa đến bút chiến với nhà văn cộng sản Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (1908-1954).

Phan Khôi là nhà văn miền Nam có danh tiến mà gia đình đã tập kết ra Bắc, chính quyền Hà Nội năm 1956, cử ông đi Trung Quốc cùng nhà thơ Tế Hanh dự hội nghị kỷ niệm lần giỗ thứ 20 của Lỗ Tấn (1881-1936) tại Bắc Kinh (Peking) trên đất nước đàn anh cộng sản giáo điều, nhưng Phan Khôi tranh luận với cán bộ Trung Cộng về chủ nghĩa Mác xít (Marxist), Phan Khôi phê bình khi tới thăm nhà máy An Sơn như sau:

Ngày xưa ông Mác nói: lao động sáng tạo nhưng tôi nghĩ rằng nên nói trí thức và lao động sáng tạo mới đúng.

Cán bộ Tàu lễ phép chửa lại:

Thưa cụ ông Mác nói là lao động là bao gồm cả trí thức trong đó chứ ạ!

Cụ Phan trả lời ngay:

Không đâu ý ông Mác chỉ muốn nói công nhân thôi, còn trí thức thì sau nầy người ta mới thêm thắt vào đó.

Dạy học và hoạt động chính trị

Năm 1934 dạy Việt Văn ở trường tư thục Hồ Ðắc San tại Huế. Năm 1936 Phan Khôi dạy tại trường Chấn Thanh Sài Gòn do Phan Bá Lân làm hiệu trưởng. Năm 1941 trường Chấn Thanh dời về Ðà Nẳng. Trong thời đệ nhị thế chiến (1939-1945) có thể đời sống tại Sài Gòn khó khăn, Phan Khôi về Quảng Nam. Cụ lớn tiếng công kích cán bộ địa phương phá hủy nhà thờ Hoàng Diệu, và chính sách khủng bố của Việt Minh bắt thủ tiêu các đảng phái đối lập. Nhất là các đảng viên VNQDÐ. Ông Trương Phước Tường bị Việt Minh bắt tại Tam Kỳ ngày 4-2-1946. Phan Khôi được bầu làm chủ nhiệm tượng trưng cho tỉnh Ðảng bộ. Phan Bá Lân làm Bí thư và ban chấp hành tỉnh Hoàng Tăng, Phan Khoang, phụ trách Tuyên nghiên huấn. Lê Thận phụ trách Ðặc vụ. (Hoàng văn Ðào sđd trang 354)

Hà Nội ngày 13-7-1946 Võ Nguyên Giáp cho người lục soát trụ sở Ban Tuyên huấn Ðệ thất khu Ðảng Bộ của VNQDÐ tại số 9 phố Ôn Như Hầu, trụ sở nầy vốn của quân đội Nhật giao lại cho quân đội Trung Hoa; rồi chuyển cho VNQDÐ. Việt Minh phao tin lên tìm thấy trong khu vực nhà nầy có chôn xác người, lấy đó làm bằng cớ, lập biên bản kết tội VNQDÐ là tổ chức “hắc điếm” để bắt cóc, giết người. Việt Minh thanh toán VNQDÐ được gọi là vụ án Ôn Như Hầu. Từ đó Việt Minh thanh toán VNQDÐ trên toàn quốc. (Minh vũ Hồ Văn Châm báo đd tr.45)

Cán bộ địa phương không dám thanh toán Phan Khôi và báo cáo lên cấp trên, vì con trai của Phan Khôi là Phan Thao (1915-1960), lúc bấy giờ làm cán bộ cao cấp trong Ủy Ban Trung Bộ, và Phan Bôi (1910-1949) bí danh Hoàng Hữu Nam (anh em chú bác với Phan Khôi) làm thứ trưởng bộ nội vụ Việt Minh. Phan Khôi viết thư gởi Huỳnh Thúc Kháng đang giữ chức Bộ trưởng Bộ nội vụ Huỳnh Thúc Kháng vội vàng can thiệp với Hồ Chí Minh giàn xếp vấn đề, viết thư mời Phan khôi ra Hà nội hợp tác, nhưng kỳ thực giao Phan Bôi để quản thúc.

Tại Quảng Nam vào tháng 7-1946 tại Cầu Chiêm Sơn xã Phú Tân huyện Ðiện Bàn Việt Minh lấy cớ Quốc Dân Ðảng mưu toan phá hoại cầu khi có tàu lửa chở vũ khí vào Nam và thanh toán các đảng viên VNQDÐ. Ngày 20-10-1946 tại Hà Nội Việt Minh tấn công tòa báo của VNQDÐ tại số 80 đường Quan Thánh do nhà văn Khái Hưng (1896-1947) phụ trách, tất cả bị bắt trong hôm đó có Phan Khôi.

Phần chú thích thêm về tiểu sử nhà văn Phan Khôi

Quảng Nam Đất nước và Nhân Vật của Nguyễn Quyết Thắng trang 598 viết Phan Khôi bị bắt giam đến 1911.

Sử gia Trần Gia Phụng viết trong Đất Ngũ Phụng 2001 bài huyền thọai Phan Khôi trang 89:

“Có lẽ thời gian ngồi tù Phan Khôi không lâu, vì sau đó người ta thấy ông ghi tên theo học trường Pellerin Huế trong hai năm 1909-1910. Năm 1911 thôi học trường Pellerin, Phan Khôi về lại quê nhà thọ tang cha, mãn tang ông lập gia đình năm 1913...”

Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến toàn tập của Nguyễn Tấn Long trang 80 viết:

“Cuối năm 1907 Phan Khôi bị bắt cần tù tại nhà lao Quảng Nam. Đến cuối năm 1914 thế chiến thú 2 bùng nổ ... Albert Sarraut ân xá một số thường phạm và chính trị phạm trong đó có Phan Khôi.”


hainam4u @ Last updated 21/11/04 22:42
Go to my homepage at http://4u.jcisio.com